One of the most representative indicators of how humans today emphasize the value of optimism is the current trend “good vibes only”. However, when positivity is exaggerated, the syndrome known as “toxic positivity” emerges. As a result, let us delve further through the article below in order to get a better understanding of it.
(Vietnamese version below)
THE INTEGRATION OF EMOTIONS INHERENT IN HUMAN BEINGS
There are 8 primary emotions wired into a human brain innately and here are the purposes of each one
Anger: to fight against troubles
- Fear: to protect us from danger or threat
- Anticipation: to look forward and plan
- Surprise: to react to unexpected things
- Joy: to spark creativity, connection and give energy
- Sadness: to focus on what’s important to us
- Trust: to get open, build up connection and alliance
- Disgust: to stay cautious about something unsafe or wrong
Each of eight core emotions has its own distinctive function and psychological reaction. However, they turn out to be indispensable since human’s character traits and development are shaped by the combination of them. For instance, people might not treasure the happiness of achieving rewards unless they experience the feeling of disappointment or sorrow when facing failures.
WHY DOES SOCIETY CURRENTLY LEAN TOWARDS THE POSITIVITY AND REJECT THE NEGATIVE VIBES?
In fact, we mostly hide our emotions behind masks!
In today’s world, people have to encounter tons of different fears, especially the fear of getting judged or hated. As a result, they endeavor to show their brightness and pleasure towards everyone to strengthen mutual bonds. Apart from this, according to the mass media with “self-help” slogans embedded annually, the core values of the negativity have been gradually underrated, overlooked as humans try to shy away from bad vibes.
It is also widely believed that born and bred in a lack-of-affection environment, some people are lacking sympathy with other people’s emotions, including their own. As a result, people appear bewildered when it comes to expressing their genuine views about anything.
Consequently, toxic positivity is triggered off
Toxic positivity is the perception that human beings should maintain a positive state of mind and stay optimistic regardless of how dire and draconic a situation is. Regarding this belief, people tend to stress the importance of optimism and minimize or deny other kinds of emotions that are deemed irrelevant to positivity. Besides, to prove resilience and strength, they are prone to hide weaknesses, sadness and act like “ I’m ok” when being confronted with troubles.
CONCEALING DARK SIDES OF YOURSELF, IS IT THAT ESSENTIAL?
When the positivity turns its back to you and everyone around
Toxic positivity might diminish the sense of empathy and understanding amongst individuals. They are more prone to make fun of persons who are filled with negative emotions or offer worthless optimistic advice to individuals in a black mood.
In addition, the attempt to put on a happy face too frequently leads man-kind to getting lost, unconscious of who they are, what they want and trapped into delusional feelings.Due to hiding feelings, most of the communications seem ambiguous and disconnected. Especially, when it comes to debates, a lack of true emotions expressed might make it hard to handle conflicts and reach agreements. As a matter of fact, in some social connections, if people do not stay true to their colors, they could not possibly build up credibility and understanding from others.
Since the emotional masks are overused, the feelings of frustration, anxiety or dissatisfaction are repressed instead of being released, which could contribute to severe impacts on mental and physical health. People might lose their temper easily, get depressed or even have autism and some diseases such as diabetes, insomnia, high blood pressures, which would shorten their life-span.
REMEMBER IT’S OK NOT TO BE OK, IN FACT, IT’S NORMAL
For us
Knowing and accepting your emotions is the key to deal with the situation you are in. You have to acknowledge the fact that we’re just normal human beings who were born with true emotions. It adds flavor to our lives and allows us to be more grateful. Sit with them and get it off your chest, even if it seems difficult at first, avoiding how you feel will only make matters worse. Save a “comfort space” for yourself, liberate your bad mood with writing, shouting, confide in whom you trust the most, or even burst into tears, do whatever you want because everyone deserves to know more about themselves and have moments of weakness.
Furthermore, based on science research, emotion is a neutral category and at once, two or even more emotions can happen to us. In other words, you can be sad about losing your job during the pandemic while also being hopeful about finding a new one in the future. And it is only when you don’t associate “bad” emotions with being unhelpful that you can have compassion for yourself.
For everyone in our surroundings
Don’t be scared to open up and expose your sentiments, rather than always attempting to seem happy and content with everything, expressing your actual thoughts and ideas in a kind, polite manner, will benefit everyone. Learn to empathize with others, refrain from criticizing when they are upset, and encourage those around you verbally and spiritually when they are in need.
The bottom line: Hiding one’s emotions appears to be quite normal in sensitive situations or in public places, it is seen as the best solution. However, putting on a “mask” just to protect yourself from other people’s reactions is denying your own true feelings. This may appear to be a good approach to avoid conflicts and emotional pain, but it is ultimately a “double-edged sword” that would do harm to you and your relationships. Emotions, whether good or bad, hard to accept or easy to be given away are all from ourselves, a very fundamental part of basic need, just appreciate it and you can become a strong and thoughtful individual
NEW WORDS & TEST: Click here
endeavor (v/n) to try to do something (cố gắng)
Ex: He endeavors to overcome obstacles to achieve more success
bewildered (a) uncertain, confuse (hoang mang, mơ hồ)
ex: Reviewing tasks for exam makes me feel bewildered of what i have learnt
draconic (or draconian) (a): harsh (hà khắc, khắc nghiệt)
Ex: In the past, women mostly had to encounter draconian and unfair rules
resilience (n) the capacity to recover quickly from difficulties (sự kiên cường, bền bỉ)
Ex: The resilience of the Vietnamese economy has come as a surprise to some countries
born and bred (phrase): a person born and grew up in a particular place and has a typical character of where they are from (sinh ra và lớn lên ở một nơi cụ thể với nền tảng tính cách đặc trưng của vùng đó)
Ex: He is a Londoner, born and bred
diminish (v) reduce something in size/ importance (cắt giảm, giảm bớt)
ex: Good memory is which most of the people don’t wanna be diminished
in a black mood: a very unhappy feeling (cảm giác rất buồn)
ex: She is currently in her black mood because of the exam result
credibility (n) being trusted (sự uy tín, tin tưởng)
ex: A mistake like that will do his credibility a lot of harm.
confide in: to share your feelings and secrets with someone you trust (giãi bày, tâm sự)
ex: She’s my bestfriend and whom i trust the most, so i always confide in her
compassion (n) a strong feeling of sympathy and sadness for the suffering of others (lòng trắc ẩn)
Ex: Having compassion to yourself and to others is a good thing to maintain a relationship
refrain from (v) to avoid doing something or stop yourself from doing it (kiềm chế)
ex: To refrain from being thermal shock, he stays outside 5 mins before entering the room
deem (v): consider something (cho rằng, nghĩ rằng)
Ex: Patience is deemed a key to success
TÍCH CỰC ĐỘC HẠI: CHỐI BỎ NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC, NÊN HAY KHÔNG?
Một trong những đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội hiện nay đó là xu hướng coi trọng giá trị của sự tích cực hay nôm na tóm gọn trong 3 chữ “good vibes only”. Thế nhưng khi tích cực được phóng đại quá mức, hội chứng “tích cực độc hại” xuất hiện. Để hiểu rõ về vấn đề này, hãy cùng chúng mình suy ngẫm qua bài viết dưới đây nhé.
SỰ GIAO THOA CẢM XÚC TỒN TẠI TRONG MỖI CON NGƯỜI
Từ khi sinh ra mỗi người đều đã hình thành 8 loại cảm xúc chính, mỗi loại cảm xúc hiện hữu đều mang một vai trò riêng và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta:
- Tức giận: giúp chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề, rắc rối
- Sợ hãi: bảo vệ ta khỏi những mối nguy hiểm và đe dọa
- Dự đoán: giúp hình thành cảm giác mong chờ, và có quy củ trong việc lập kế hoạch
- Ngạc nhiên: để phản ứng với những điều ngoài mong đợi
- Niềm vui: khơi nguồn sáng tạo, kết nối và cung cấp năng lượng
- Nỗi buồn: để ta biết trân trọng những điều quý giá nhất
- Tin cậy: giúp ta cởi mở hơn và mở rộng các các mối quan hệ
- Chán ghét: giúp ta luôn thận trọng trước những điều không an toàn hoặc sai trái
Mỗi một cảm xúc cốt lõi đều có chức năng và cách bộc lộ khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có sự gắn bó mật thiết trong việc hình thành nên tính cách và sự phát triển trong mỗi người. Chẳng hạn mọi người sẽ không biết trân trọng niềm hạnh phúc khi đạt được phần thưởng, thành tựu trong cuộc sống nếu họ chưa trải qua cảm giác thất vọng hoặc buồn bã khi gặp thất bại.
TẠI SAO XÃ HỘI BÂY GIỜ LẠI QUÁ ƯU ÁI SỰ TÍCH CỰC MÀ CHỐI BỎ NHỮNG CẢM XÚC THẬT ?
Thật ra chúng ta luôn đeo mặt nạ để che giấu cảm xúc thật!
Xã hội ngày càng phát triển, hằng ngày mỗi người chúng ta đối mặt với vô số các nỗi sợ khác nhau, đặc biệt là “sợ bị đánh giá” và “sợ mình không làm vừa lòng người khác”. Cũng vì thế, ta thường phải “gồng” mình lên thể hiện những điều tươi vui hay sự hài lòng với mọi người, từ đó có thể thắt chặt, duy trì các mối quan hệ xung quanh
Các phương tiện, truyền thông báo đài, các ấn phẩm mang danh “self -help” xuất bản ngày một nhiều, chúng củng cố niềm tin của chúng ta rằng tiêu cực là xấu, nỗi buồn là thứ không đáng được thể hiện ra bên ngoài, giá trị cốt lõi của những cảm xúc tiêu cực dần không được coi trọng và thậm chí là bị ngó lơ khi con người đang có xu hướng né tránh nó.
Hay một số người sinh ra và lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình cảm, vắng đi sự lắng nghe và thấu hiểu, họ không thể đồng cảm với cảm xúc của người khác, chính bản thân mình thì càng không . Kết quả là, họ hoang mang, mơ hồ, lạc lối trên con đường tìm ra cái tôi của bản thân .
Tích cực độc hại – cạm bẫy sinh ra
Tính cực độc hại là sự nhận thức rằng con người nên duy trì trạng thái tinh thần tích cực và luôn lạc quan bất kể tình huống có tồi tệ và khốc liệt đến nhường nào. Củng cố thêm niềm tin này, mọi người có xu hướng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lạc quan và giảm thiểu hoặc chối bỏ những cảm xúc khác. Và để có thể chứng tỏ và thể hiện được sự kiên cường, mạnh mẽ, họ thường giấu đi sự yếu đuối, buồn bã và luôn miệng bảo “Tôi ổn” khi đối mặt với những rắc rối.
CHE GIẤU CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẢN THÂN, LIỆU CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
Khi sự tích cực “trở mặt” với bạn và mọi người xung quanh
Tích cực độc hại làm con người với nhau thiếu hẳn đi sự đồng cảm và thấu hiểu trong các mối quan hệ. Họ có xu hướng chế giễu, dè bỉu những ai có cảm xúc tiêu cực hoặc đưa ra những lời khuyên sáo rỗng, có thể xuất phát cũng là từ tấm lòng nhưng nó không thật sự thể hiện cảm xúc quan tâm dành cho đối phương
Những nỗ lực để duy trì một trạng thái lạc quan thường xuyên khiến cho con người ta lạc lối trong bẫy cảm xúc, không thể nhận thức được bản thân thật sự là ai, muốn gì và cuối cùng là chìm sâu trong cảm giác mộng tưởng do chính bản thân tạo ra.
Cũng vì sự biểu đạt tình cảm đã không còn chân thật hay xuất phát từ chính tấm lòng nên hầu hết các mối quan hệ đều có vẻ mơ hồ và không gắn kết. Đặc biệt là các cuộc tranh luận, việc không thể hiện được cảm xúc thật, khiến chúng ta khó có thể xử lý xung đột và đi đến sự thỏa hiệp. Ngoài ra, trong một số mối quan hệ xã hội, nếu mọi người không thể hiện đúng được bản sắc của họ, họ có thể không thể tạo dựng được niềm tin hay đồng cảm từ những người khác.
Khi quá lạm dụng lớp mặt nạ tích cực này, cảm giác thất vọng, lo lắng hoặc không hài lòng sẽ bị kìm nén thay vì được giải phóng, điều này có thể góp phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất. Con người có thể dễ mất bình tĩnh, trầm cảm hoặc thậm chí mắc chứng tự kỷ và một số bệnh như tiểu đường, mất ngủ, huyết áp cao, khiến tuổi thọ của họ bị rút ngắn.
BẠN ĐANG KHÔNG ỔN ? KHÔNG SAO ĐÂU, ĐIỀU ĐÓ LÀ HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG!
Đối với mỗi cá nhân chúng ta
Việc hiểu và chấp nhận cảm xúc của bản thân chính là chìa khóa để đối mặt với mọi tình huống. Chúng ta phải học cách chấp nhận rằng ai sinh ra cũng chỉ là những con người bình thường, có quyền sống và biểu lộ cảm xúc thật sự của chính mình. Đó chính là gia vị của cuộc sống, của tạo hóa ban tặng, giúp con người học cách biết ơn. Vì thế, hãy học cách trân trọng, hãy lên tiếng khi bản thân thấy không ổn. Điều đó có vẻ khá khó khăn nhưng càng né tránh, ta sẽ càng khiến mọi chuyện trở nên đi xa và tồi tệ hơn. Hãy giữ cho bản thân một khoảng lặng để giải phóng những tâm trạng tiêu cực bằng cách như ghi ra giấy, hét thật to, giãi bày tâm sự với một ai đó mà mình tin tưởng nhất hoặc thậm chí là khóc. Hãy làm bất cứ những gì mình muốn bởi chúng ta xứng đáng để hiểu hơn về bản thân và có những khoảnh khắc của sự yếu đuối.
Hơn thế nữa, dựa trên một nghiên cứu khoa học, cảm xúc là có tính trung lập, một khái niệm không rạch ròi, việc có nhiều hơn một loại cảm xúc xảy ra đồng thời là một điều hoàn toàn bình thường. Nói cách khác, chúng ta có thể buồn vì khả năng mất việc trong mùa dịch nhưng cũng không ngừng cho phép bản thân hi vọng về một công việc mới tốt hơn trong tương lai. Chỉ khi trải qua những lần tiêu cực đó, ta mới có được sự trắc ẩn hơn với chính bản thân mình.
Đối với những người xung quanh ta
Đừng ngại mở lòng mà hãy nói lên tiếng cảm xúc của bản thân thay vì chỉ biết cố gắng tỏ ra vui vẻ và hài lòng với mọi thứ. Việc biểu đạt những suy nghĩ, ý tưởng chân thật nhất theo một cách đàng hoàng, lịch sự sẽ giúp ích cho ta và mọi người xung quanh. Ta nên học cách cảm thông với người khác, tránh trách móc, châm biếm những ai đang buồn,thay vào đó nên cho họ những lời an ủi, sự cổ vũ tinh thần khi họ cần.
Kết: Che giấu cảm xúc dường như khá phổ biến và trở nên bình thường trong những tình huống nhạy cảm hoặc ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, việc đeo “mặt nạ” vì sợ đối mặt trước những phản ứng của người khác đồng nghĩa với việc chối bỏ cảm xúc của chính mình. Điều này, thoặt đầu nghe có vẻ khá hiệu quả để giữ hòa khí khi có tranh cãi xảy ra, nhưng nó lại là “con dao hai lưỡi”, gây hại ngược lại đến chính bản thân chúng ta và những mối quan hệ khác. Cảm xúc, dù tốt hay xấu, dù khó để chấp nhận hay dễ dàng giải tỏa, đều xuất phát từ chính chúng ta, là một điều cơ bản trong nhu cầu mỗi người. Vì vậy, hãy trân trọng giá trị của nó để khi đó mỗi chúng ta đều sẽ trở thành những người mạnh mẽ, biết thấu hiểu và cảm thông.