In the last 12 years, Shark Tank – a reality show, where many entrepreneurs convince capital investors to have the funding agreement, has broadcasted in 41 countries and attracted over 300 million views around the world, including Vietnam. Although the outbreak of the “unicorn” phenomenon has many successful start-ups, have you ever wondered how they ran in crisis? Could they survive or be eliminated? This article of ACADEMIA will show you the answers!
(Vietnamese version below)
WHY HAS START-UP BEEN THE ECONOMIC SOLUTION IN THE TIME OF CRISIS?
Crisis – A downturn in the economy
In just 25 years, we have twice witnessed two of the world’s most devastating financial crises, with the repercussions not only affecting a specific region but the entire global economy.
The Asian Crisis of 1997 conquered the “Asian Tigers” – those dynamic economies in East Asia – and sparked an age of optimism, resulting in overextension of credit and excessive debt buildup in those nations. The list also includes The Financial Crisis of 2007-08, the culprit of the severe Great Recession. The world’s biggest bank collapsed, and the U.S. government was required to put forth unprecedented bailouts.
Being influenced by the unwanted forces, the most frequently seeable effect to the Vietnam economy is the slow-down of economic growth lasting for years.
COVID-19, with its threats, is the impending barrier. Unemployment rate increased, the logistic chain was interrupted, and people’s incomes plunged. The domestic economy warns of a stagnant period. Considering the situation, many fledgling innovators slow down and hesitate. However, the crisis was proved not to be an impediment.
In the difficulties, there were dark horses that arose!
Surprisingly, despite the unstable economic scenario after the 2008 Great Recession, Airbnb (2008), Uber (2009), Whatsapp (2009), Pinterest (2010), Instagram (2010) are just a few examples that fought out their ways and even maintained the leading positions in the industry.
Many startups fought out their ways in the time of crisis
Taobao, an e-commerce platform launched by Alibaba, is a marvel. Encountering the 2003 SARS outbreak in the initial phase, its management board has the agility to restructure the operational line to remote working, thus promoting productivity and lowering costs. According to Alexa Rank, Taobao is the globally eighth most-visited website in 2021.
An example of a big boom “unicorns” in the time of crisis
Being labeled as a unicorn is the dream of every startup. In the venture capital industry, a unicorn is any startup with a valuation of $1 billion or more. The term was first coined to emphasize how rare this type of business is, but obviously unicorns are increasing faster in number now.
In Vietnam, statistics by the National Agency for Technology Entrepreneurship and Commercialization Development showed there had more than 3800 start-ups, and capital funding raised 1.3 billion USD regardless of the negative impacts of the Covid-19 pandemic on the domestic economy in 2021. This year, Vietnam also had 3 “unicorns” involving VNG, VnPay, and MoMo with a breakthrough in terms of Fintech, E-commerce, Education, and Healthcare.
In fact, even as the number of new business registrations declines during recessions, many startups have emerged as key drivers of economic growth and become the catalyst for radical innovation. Hence, there is no doubt that startups are the trump card economic solution for regeneration amid crisis.
STARTUP ADVANTAGES DEPRIVED FROM CRISIS: EVERY CLOUD HAS A SILVER LIGHTNING
One advantage of startups over their enormous competitors is that the operational structure of the businesses in their initial state remains simple but flexible. Companies born in times of crisis will tend to promptly adopt reconstruction strategies, minimize expenditures, avoid corporate debt by operating cheaply, utilizing automation, and reducing labor costs. While large corporations struggle to communicate innovation to every sector, startups with high resilience will be the ones that first break off the ground.
Opportunities are awaiting for innovative startups
Factually, crises create new business opportunities and draw increasing demands to fulfill. The general public affected by the industry’s stagnation is actively seeking new solutions. It is high time to uncover new pains, needs, or amplify an existing problem. The period will value startups with exceptional inventiveness and agility to break through with spectacular products catered solely to meeting the challenges that just pop out.
Moreover, in a highly receptive market and ready for new solutions, startups can easily infiltrate and educate the current audience with futuristic and unique products, claiming the pioneering position of a completely new yet applicable field.
An evident example in the COVID-19 epidemic was tied to internet methods that were spreading across the country. Some businesses took that opportunity to promote the following cutting-edge technology: blockchain gaming and metaverse. Given the appreciation of the mass audience for digital technology, the reality confirmed that the novelties soon become welcoming breakthroughs that generate both profit and recognition for their owners.
THE YOUNG AND THE STARTUP DREAM: BEGIN NOW OR NEVER!
Why is Vietnam the arable land for start-ups?
According to the Southeast Asia Startup Ecosystem 2.0 reported by Golden Gate Ventures, Vietnam will emerge in 2022 as the third-largest start-up ecosystem in Southeast Asia along with Singapore and Indonesia. This dynamic, innovative, and flexible market, which attracts quality foreign direct investment, offers youngsters diverse and potential opportunities to run their own businesses.
To encourage entrepreneurship, the Vietnamese government has collaborated with countries and banks to provide loans, technical training, and business mentoring to startups. For instance, SpeedUP – 11.75 billion VND fund, Vietnam – Finland Innovation Partnership Programme – a budget of 11 million EUR, NINJA Accelerator – the project run first in Vietnam among ASEAN about start-ups boosting, etc are those you can find to ask for support.
Moreover, the development of social media and the Internet contribute to the popularity of the term “start-up” or “unicorn” among youngsters. Many clubs have been established by students and plenty of competitions have been held on a national scale, even an international scale. Recently, TECHFEST VIETNAM – a yearly project has been organized successfully. This year, it had 50 conferences, seminars, investment connections, exhibitions, contests, and training of 16 “technology villages” from September to December, which attracts many young start-ups.
The story of MoMo – a fintech startup in Vietnam
The “miracle journey” of MoMo – a startup with the rise of super app platform in Vietnam
In October 2010, MoMo appeared in Vietnam. At that time, 80% of the Vietnamese population didn’t have a bank account. Therefore, MoMo failed to show the idea ahead of their time, which wasted a lot of sources.
However, in 2013, they continued to bet on the last project: MoMo electronic wallet application on the smartphone. This was a reckless decision but with the innovative development philosophy “MoMo does not need customers, MoMo needs happy customers”, MoMo was home and dry to present in everyday life.
For the time being, MoMo has been the leading E-wallet in the online payment market in Vietnam, including ZaloPay and AirPay. Besides the handy method of using MoMo dynamic QR Code to pay all-in-one, MoMo also has many interactive programs to enhance the payment experience of customers. For example, Walk for Golden Pig, Shake for lucky money or crowdfunding programs for charitable purposes have attracted millions of participants.
In 2021, irrespective of Covid-19 pandemic influence, MoMo became the only representative of Vietnam in this list with a total investment of nearly 134 million USD from veteran investors such as Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE), and Warburg Pincus.
How do youngsters face the challenges and seize the chances to start up successfully?
Learn valuable lessons from other entrepreneurs
These entrepreneurs reveal what it takes to be successful today. How can youngsters achieve it by aspiring and dreaming?
Kevin O’Leary, Ratan Tata, Sundar Pichai, Jack Ma, and Mark Cuban are some of the greatest entrepreneurs of the world that inspired young people with the success secrets and life lessons in this video.
Find out your love, stay focused on your goals
The greatest driving power of an entrepreneur is the passion born from your love for what you are doing as you will spend a lot of money, make a great effort and use 100% of your brain when you start your own company. By centering goals around ideal outcomes and optimizing the use of your time, you can balance school with venturous business. That is a big challenge but if you are brave enough, you will win the game.
Practice soft skills and prepare intellectual property
Knowledge is always the potential weapon that does wonders for your conquering everything in the world and start-up is no exception. Learning at school, from people, books or even your life benefits your intellectual property significantly.
Besides, you must practice soft skills involving critical thinking, problem-solving, time and emotion management, especially teamwork as all businesses need to secure the right partners. If you have talented skills accompanied by great teams which are professional and loyal to work for you, your business will run smoothly.
Never fear the failures
Building a flourishing startup has never been a piece of cake, and undoubtedly you can make numerous mistakes along the road. The first Bill Gates firm collapsed altogether, or James Dyson failed 5127 times before releasing the best-selling vacuum cleaners in England. Sustainable startup founders do not mind what is correct in their first go, they contemplate what might be wrong, and what might be modified to create a better path.
In general, a successful startup leader is the one with high resilience and a never-stopped inspiration.
“Success doesn’t have its formula, you must try your best as much as possible”. Crisis is definitely not an insurance for business success and in fact, it has killed multitudinous companies. However, the chances are highly opened for all those innovators that carry along with the agility, and a consistently burning dream.
NEW WORDS:
Repercussion (n) a bad effect/ Tác hại
Bailout (n) the process of saving a company from failing by providing lots of money/ Cứu trợ tài chính
Fledgling (adj) new and without experience/ Non trẻ
Driver (n) something that makes other things progress, develop, or grow stronger/ Động lực
Catalyst (n) an event or person that causes great change/ Chất xúc tác
Regeneration (n) reconstruction/ Tái tạo, phục hồi
Resilience (n) the quality of being able to return quickly to a previous good condition after problems/ Khả năng hồi phục
Infiltrate (v) penetrate, pervade/ Xâm nhập
Home and dry (phr) assuredly successful/ Chắc chắn thành công
Venturous (adj) bold, risky/ Mạo hiểm
Contemplate (v) think profoundly at length/ suy ngẫm
KHỞI NGHIỆP TỪ KHỦNG HOẢNG: “MỘT TRÀO LƯU MẠO HIỂM” MÀ GIỚI TRẺ NÊN TRẢI NGHIỆM
Trong 12 năm qua, chương trình truyền hình thực tế Shark Tank, nơi mà nhiều doanh nhân thuyết phục nhà đầu tư rót vốn vào công ty của họ, đã phát sóng tại 41 quốc gia và thu hút hơn 300 triệu lượt xem trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Mặc dù sự bùng nổ của hiện tượng “kỳ lân” trong kinh tế đã có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi những doanh nghiệp đó đã trải qua khủng hoảng như thế nào không? Liệu chúng sẽ tiếp tục tồn tại hay bị đào thải? Bài viết này của ACADEMIA sẽ cho bạn câu trả lời!
VÌ SAO STARTUP TRỞ THÀNH GIẢI PHÁP KINH TẾ SAU GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG?
Khủng hoảng – Sự suy thoái của nền kinh tế
Chỉ trong vòng 25 năm, chúng ta đã chứng kiến hai cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề nhất thế giới, mà hậu quả của chúng không chỉ ảnh hưởng đến một khu vực cụ thể mà tác động đến cả nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã càn quét “Những con hổ châu Á” – các nền kinh tế năng động bậc nhất ở Đông Á – và khơi dậy một thời kỳ lạc quan, dẫn đến tình trạng lạm dụng tín dụng quá mức và nợ nần chồng chất ở các quốc gia đó. Danh sách này cũng bao gồm Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-08, thủ phạm của cuộc Đại suy thoái toàn cầu nghiêm trọng. Ngân hàng lớn nhất thế giới sụp đổ và chính phủ Hoa Kỳ buộc phải đưa ra các gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ.
Bị tác động bởi những ngoại lực không mong muốn, ảnh hưởng thường thấy nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéo dài trong nhiều năm.
Dịch bệnh COVID-19, với các ảnh hưởng tiêu cực của nó, chính là rào cản trước mắt của chúng ta. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chuỗi vận chuyển bị gián đoạn và thu nhập của người dân sụt giảm. Nền kinh tế trong nước cảnh báo về một thời kỳ trì trệ. Trước tình hình này, nhiều nhà khởi nghiệp mới đã bước chậm lại và có phần chần chừ. Tuy nhiên, chúng ta có thể chứng minh rằng khủng hoảng không phải là một trở ngại trong việc khởi nghiệp.
Trước khó khăn, vẫn có những hắc mã mạnh mẽ trở mình!
Điều đáng ngạc nhiên là bất chấp tình hình kinh tế không ổn định sau cuộc Đại suy thoái năm 2008, Airbnb (2008), Uber (2009), Whatsapp (2009), Pinterest (2010), Instagram (2010) chỉ là một vài ví dụ đã khởi nghiệp thành công và thậm chí duy trì các vị trí hàng đầu trong ngành.
Taobao, một nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, là một kỳ tích trong khủng hoảng. Phải đối mặt với đợt bùng phát dịch SARS năm 2003 ở giai đoạn đầu thành lập, ban lãnh đạo đã linh động để cơ cấu lại dây chuyền hoạt động sang làm việc từ xa, do đó thúc đẩy năng suất và giảm chi phí. Theo bảng xếp hạng Alexa Ranking trong năm vừa qua, Taobao là trang web được truy cập nhiều thứ tám trên thế giới.
Một ví dụ về sự bùng nổ của “kỳ lân” trong thời kỳ khủng hoảng
Được định danh “kỳ lân” là ước mơ của mọi công ty khởi nghiệp. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, “kỳ lân” là công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đặt ra để nhấn mạnh mức độ hiếm có của những công ty này, nhưng rõ ràng là hiện nay số lượng “kỳ lân” đang tăng nhanh hơn nhiều.
Tại Việt Nam, thống kê của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công Nghệ cho biết trong năm 2021 Việt Nam có hơn 3800 công ty khởi nghiệp, số vốn đầu tư tăng 1.3 tỷ USD bất kể những ảnh hưởng tiêu cực mà đại dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế nội địa. Cũng trong năm này, Việt Nam ghi nhận 3 “kỳ lân” gồm VNG, VnPay và MoMo với bước đột phá ở các lĩnh vực công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục và y tế.
Mặc dù trên thực tế số lượng đăng ký của các doanh nghiệp mới sụt giảm trong suốt thời kỳ suy thoái nhưng nhiều công ty khởi nghiệp đã nổi lên đóng vai trò như động lực chính cho sự tăng trưởng của nền kinh tế và trở thành chất xúc tác cho sự đổi mới triệt để. Chính vì lẽ đó, không có lý do gì để nghi ngờ rằng những công ty khởi nghiệp này là giải pháp kinh tế “át chủ bài” cho sự phục hồi giữa khủng hoảng.
NHỮNG LỢI THẾ STARTUP ĐẠT ĐƯỢC TỪ KHỦNG HOẢNG: TRONG CÁI RỦI CÓ CÁI MAY
Một lợi thế của các công ty khởi nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khổng lồ là cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp khi mới hình thành vẫn còn đơn giản nhưng linh hoạt. Các công ty ra đời trong thời kỳ khủng hoảng sẽ có xu hướng nhanh chóng áp dụng các chiến lược tái thiết, giảm thiểu chi tiêu, tránh nợ nần của công ty bằng cách vận hành tiết kiệm hơn, sử dụng tự động hóa và giảm chi phí lao động. Trong khi các tập đoàn lớn phải vật lộn để truyền đạt sự đổi mới tới mọi bộ phận, thì các công ty khởi nghiệp với khả năng phục hồi cao sẽ là những công ty đầu tiên cất cánh trong khủng hoảng.
Trên thực tế, khủng hoảng tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và kéo theo ngày càng nhiều những yêu cầu mới đặt ra để doanh nghiệp đáp ứng. Công chúng bị ảnh hưởng bởi sự đình trệ của nền kinh tế sẽ tích cực tìm kiếm các giải pháp sáng tạo. Đã đến lúc phát hiện ra những nỗi đau, nhu cầu mới hoặc khuếch đại một vấn đề đang tồn tại. Giai đoạn khủng hoảng này sẽ đánh giá cao các công ty khởi nghiệp với khả năng sáng tạo vượt trội và sự nhanh nhạy để bứt phá cùng các sản phẩm cải tiến nhằm đáp ứng những thách thức mới vừa xuất hiện.
Hơn nữa, trong một thị trường mong muốn tiếp nhận và sẵn sàng cho các giải pháp mới, các công ty khởi nghiệp có thể dễ dàng thâm nhập và giáo dục cho khách hàng hiện tại về các sản phẩm chưa từng xuất hiện, mang tính đột phá và độc đáo cao, khẳng định vị trí tiên phong của một lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng đầy tính ứng dụng.
Một ví dụ rõ ràng trong dịch COVID-19 gắn liền với phương thức Internet đang lan rộng khắp đất nước. Một số doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đó để quảng bá theo sau nhiều công nghệ tiên tiến: trò chơi sử dụng công nghệ blockchain và metaverse. Với sự đánh giá cao của khán giả đại chúng đối với công nghệ kỹ thuật số, thực tế đã khẳng định rằng những điều mới lạ sẽ sớm trở thành những bước đột phá đáng chào đón, tạo ra cả lợi nhuận và sự công nhận cho chủ sở hữu của chúng.
TUỔI TRẺ VÀ GIẤC MƠ KHỞI NGHIỆP: BẮT ĐẦU NGAY TỪ BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ!
Tại sao Việt Nam là một “mảnh đất màu mỡ” cho các công ty khởi nghiệp?
Theo Hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á 2.0 do quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures báo cáo, Việt Nam sẽ nổi lên vào năm 2022 với tư cách là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba ở Đông Nam Á cùng với Singapore và Indonesia. Thị trường năng động, sáng tạo và linh hoạt, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng này sẽ mang đến cho những người trẻ tuổi nhiều cơ hội tiềm năng và đa dạng để điều hành công việc kinh doanh riêng của họ.
Đồng thời, để khuyến khích tinh thần kinh doanh, chính phủ Việt Nam đã phối hợp với các quốc gia và ngân hàng để cung cấp các khoản vay, đào tạo kỹ thuật công nghệ và cố vấn kinh doanh cho các công ty khởi nghiệp. Chẳng hạn như SpeedUp – quỹ 11.75 tỷ đồng, chương trình Hợp tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan – quỹ 11 triệu EURO, NINJA Accelerator – dự án tăng tốc khởi nghiệp thực hiện lần đầu tiên trong khối ASEAN tại Việt Nam v.v là những thứ bạn có thể tìm đến để yêu cầu sự hỗ trợ.
Thêm vào đó, sự phát triển của mạng xã hội và Internet đã góp phần vào sự lan tỏa của các cụm từ “khởi nghiệp” và “kỳ lân” trong giới trẻ. Rất nhiều câu lạc bộ được thành lập bởi các bạn sinh viên và hàng loạt cuộc thi được tổ chức với quy mô quốc gia, thậm chí là quốc tế. Gần đây, TECHFEST VIETNAM – một dự án hằng năm đã được tổ chức thành công. Trong năm nay, dự án này đã tổ chức 50 cuộc họp báo, hội nghị chuyên đề, kết nối đầu tư, triển lãm, các cuộc thi và đào tạo từ 16 “làng công nghệ” từ tháng 9 đến tháng 12 đã thu hút được nhiều nhà khởi nghiệp trẻ tham gia.
Câu chuyện về MoMo – một công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính ở Việt Nam
Hành trình kì diệu của MoMo – một công ty khởi nghiệp với sự lớn mạnh của nền tảng siêu ứng dụng tại Việt Nam
MoMo xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 10/2020. Tại thời điểm đó có đến 80% dân số Việt Nam không có tài khoản ngân hàng. Chính vì vậy mà MoMo thất bại trong việc thể hiện ý tưởng “đi trước thời đại” của mình, điều này đã làm hao tổn rất nhiều tài nguyên của MoMo.
Tuy nhiên, đến năm 2013, MoMo vẫn tiếp tục đặt cược vào dự án cuối cùng: Ứng dụng ví điện tử sử dụng trên smartphone. Đây là một quyết định táo bạo, liều lĩnh nhưng với triết lý phát triển đổi mới “MoMo không cần khách hàng, MoMo cần khách vui vẻ”, MoMo đã thành công trong việc xuất hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Cho đến thời điểm hiện tại, MoMo đã và đang dẫn đầu trong thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, bao gồm cả Zalo Pay và AirPay. Bên cạnh phương pháp tiện lợi khi sử dụng mã QR linh động cho việc thanh toán mọi thứ bằng MoMo, MoMo cũng mang đến nhiều chương trình tương tác thú vị nâng cao trải nghiệm thanh toán của người dùng. Có thể kể đến như Đi bộ đổi Heo vàng, Lắc Heo vàng, nhận lì xì hay các chương trình gây quỹ cộng đồng vì mục đích từ thiện đã thu hút hàng triệu người tham gia.
Năm 2021, bất kể ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, MoMo trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách với tổng vốn đầu tư gần 134 triệu USD từ các nhà đầu tư kỳ cựu như Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Warburg Pincus.
Làm thế nào để các bạn trẻ đối mặt với những thách thức và nắm bắt cơ hội để khởi nghiệp thành công?
Tích lũy những bài học quý giá từ các doanh nhân khác
Những doanh nhân này tiết lộ những gì cần thiết để có được thành công. Làm thế nào những người trẻ tuổi có thể đạt được điều đó bằng cách khao khát và ước mơ?
Kevin O’Leary, Ratan Tata, Sundar Pichai, Jack Ma và Mark Cuban là một số doanh nhân vĩ đại nhất thế giới đã truyền cảm hứng cho giới trẻ bằng những bí quyết thành công và bài học cuộc sống trong video này.
Khám phá tình yêu trong bạn và tập trung vào mục tiêu của chính mình
Động lực lớn nhất của một doanh nhân là niềm đam mê được sinh ra từ tình yêu của bạn với những gì bạn đang làm vì bạn sẽ dùng rất nhiều tiền, bỏ ra rất nhiều nỗ lực và sử dụng 100% trí não của mình khi thành lập công ty riêng. Bằng cách tập trung các mục tiêu xung quanh kết quả lý tưởng và tối ưu hóa việc sử dụng thời gian của mình, bạn có thể cân bằng việc học ở trường với việc kinh doanh mạo hiểm. Tuy đó là một thử thách lớn nhưng nếu bạn đủ dũng cảm, bạn sẽ giành chiến thắng trong trò chơi này.
Thực hành các kỹ năng mềm và chuẩn bị vốn trí tuệ
Kiến thức luôn là vũ khí tiềm năng làm nên điều kỳ diệu giúp bạn chinh phục mọi thứ trên đời và khởi nghiệp cũng không ngoại lệ. Học ở trường, từ mọi người xung quanh, từ sách vở hay thậm chí là cuộc sống của chính bạn đều có lợi cho vốn trí tuệ của bạn một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, bạn phải rèn luyện các kỹ năng mềm liên quan đến tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và cảm xúc, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm vì tất cả các doanh nghiệp cần đảm bảo tìm đúng người hợp tác với mình. Nếu bạn có những kỹ năng tốt cùng với đội ngũ tuyệt vời, chuyên nghiệp và trung thành làm việc cho bạn, công việc kinh doanh của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ.
Đừng bao giờ sợ thất bại
Xây dựng một công ty khởi nghiệp phát triển chưa bao giờ là một điều dễ dàng, và chắc chắn bạn có thể mắc phải vô số sai lầm trên con đường ấy. Công ty đầu tiên của Bill Gates đã sụp đổ hoàn toàn, hay James Dyson đã thất bại 5127 lần trước khi phát hành máy hút bụi bán chạy nhất ở Anh. Những người sáng lập công ty khởi nghiệp bền vững không bận tâm điều gì là đúng trong lần đi đầu tiên của họ, họ cân nhắc điều gì có thể sai và điều gì có thể sửa đổi để tạo ra một con đường tốt hơn. Nhìn chung, một nhà lãnh đạo khởi nghiệp thành công là người có khả năng phục hồi cao và không ngừng truyền cảm hứng.
“Thành công không có công thức của nó, bạn phải cố gắng hết sức có thể”. Khủng hoảng chắc chắn không phải là “bảo hiểm” cho sự thành công của doanh nghiệp và trên thực tế, nó đã khiến rất nhiều công ty đóng cửa. Tuy nhiên, cơ hội rất lớn sẽ mở ra cho tất cả những nhà đổi mới mang theo sự nhanh nhẹn và một ước mơ cháy bỏng không ngừng.
Bài viết: Diễm Thi, Thanh Tâm, Minh Hạnh, Đức Thịnh
Hình ảnh: Hồng Liên
ACADEMIA: Sản phẩm của BELL CLUB UEH
Hóng Bell ra nhiều series như này nha, rất hay <3