When your effort down the drain.
When your inconstancy prevents you from gaining a success.
(Vietnamese version below)
WHAT IS “DELUSIONAL EFFORT”?
“Delusional effort” is a common phenomenon among young people these days. We set goals, sketch out plans for our future life without any intention to take action. Perhaps you try, but your patience is just a nine days’ wonder.
This is a hot potato which attracts a lot of attention from young people, especially from those who are students.
Most of them agree that they experience this situation at least once in their life. We buy books just because they are on sale or they have a bewitching cover. We download study documents whenever we see them on the Internet and of course, it is also the… last time we saw them. We make New Year’s resolutions for healthier and happier living, but it is just an empty promise. There are many other activities in our daily life proving that we have “delusional effort”.
WHY DO PEOPLE FALL INTO THE STATE OF “DELUSIONAL EFFORT”?
Era 4.0 – one click of the mouse opens up many portals
For the time being, “delusional effort” is rejuvenating and increasingly popular among young people. They are the ones that are exposed mostly to social media. As is known in the 4.0 era, when we need any information, we just go online and with just a couple of mouse clicks, we can receive countless results, notably, these are free. As a common mentality, free stuff is often well-liked.
In addition, the overload of information on the internet makes many people “shaken” and feel that they should absorb everything so as not to lag behind everyone else. That leads to a state of “delusional effort”, they frantically explore learning just for fear of being backwards without thinking whether it is really necessary or not.
The expectations of the family and society, the burden of being all things to all people
The issue of placing too much importance on qualifications and degrees has sparked controversy throughout the age. We can see that many parents want their children to be talented as well as head and shoulders above others. Therefore, they always want them to study high and have a university degree to easily apply for a job.
Moreover, social pressure also affects people’s psychology. Some individuals believe that they must strive to be inclusive and “intelligent”. All these things lead to the state of “trying hard” from day till night to meet the expectations of families and society to the extent that these people forget their true desires.
Lack of direction and specific goals
This is the most common reason for becoming a “delusional effort” person.
Due to not knowing what they want, many people usually ape the crowd, learning what is trending just because they want to “catch the trend”. Furthermore, they have so many choices, but they do not know what they want. That is the reason why these individuals always embrace everything because they think it is “good to act a lot” and forget that it is immensely important to “smell the roses”.
As they have no clear direction, they are likely to get bogged down and stumble on the road to success. And many times, they will become dissatisfied and lose faith in themselves because the more they try, the more disappointed they are.
DELUSIONAL EFFORT – A POTENTIAL DANGER IS GRADUALLY DESTROYING YOUR FUTURE.
Delusional effort gives people a momentary sense of satisfaction, they deceive themselves that they have been trying hard. They tend to be pleased with their temporary achievements, without realizing that it is just a virtual effort.
They tend to be pleased with their temporary achievements, without realizing that it is just a virtual effort
There is a fine line between “Progressiveness” and “Delusional Effort”
A progressive person will always try to learn and grow so that he/she becomes the best version. One different point is that the progressive ones strive for what they want. They clearly understand their limits and status, so that they can be able to set goals and focus on them.
On the contrary, a “delusional effort” person will do as much as possible without regard to their real needs and desires, so that they are likely to fall under pressure compared to the average person.
As a result, they receive neither accomplishment nor efficiency. Peer pressure, the heavy workload, targets have not been achieved… That everything comes at once can drive them up the wall!
The consequences that “delusional effort” brings
Jumping on the bandwagon makes people who have “delusional effort sickness” not realize their true value and thereby affects the process of growing up.
Moreover, “delusional effort” also makes a person gradually become negatively ambitious, or greedy in other words. They always want to overexert themselves without knowing whether they really need it or not.
In addition, “delusional effort” does not only waste your time but also lowers your working progress. Instead of using your valuable time for other activities which are more vital, you let it slip away by surfing the Internet, watching videos on Youtube,… Things are still up in the air, but you are still as calm as a toad in the sun!
Have you ever wondered to yourself “How on earth can they perform better than I do! Even though I have tried a lot, what I get back is not as much as I expected. I am such a loser!” You become skeptical about your ability, your self-esteem might be buried beneath a lot of negative thoughts in your mind.
In this situation, perhaps you should calm down and look back upon your attempt during the time.
REAL EFFORT – THE KEY TO SUCCESS
Although everyone knows that real effort is the key to success, not all of us can fix the boundary between a real effort and a delusional one.
If you want to give it your best shot, the first thing you need to do is make a clear plan. It is not always possible for us to make a breakthrough with effort, especially when we are not aware of our situation. To make your dream come true, all you need to do is take a deep breath and seriously think about your strengths, your dreams.
SMART criteria:
Each letter in SMART refers to a different criterion for judging objectives
S – Specific
M – Measurable
A – Attainable
R – Relevant
T – Time-bound
An illustration applies this criterion:
Do you have the intention of learning IELTS? Be clear about the reason why you decided to acquire this certificate, which must be geared towards your long-term goals, studying abroad for instance (Relevant).
Next, instead of looking for something that is beyond your reach, take a test of your abilities to know how far you have gone. Accepting yourself for who you are can help you map out a much more practical and detailed target.
Practice makes perfect
For instance, a goal of achieving 6.5 IELTS (Specific) within 6 months (Time-bound) is a possible one as your starting point is 5.0 (Attainable).
To achieve this score, you will spend 1 hour a day learning vocabulary, 2 hours of listening practice and 30 minutes every morning to read English articles. A specific limited time for each part will help you evaluate your results (Measurable). You will spend 3 months reviewing grammar as well as learning the strategy for each section. Moreover, you will spend the last 3 months focusing on doing tests. Importantly, when you come to this phase, you should follow your score through each test to assess your results.
Set your target and keep trying until you reach it. Just bear in mind that it is not a big deal if you cannot reach 100% success on your target. The most important thing is that you know you are making good progress and “delusional effort” no longer affects you.
THE QUINTESSENCE OF TRUE EFFORT: ACTIONS SPEAK LOUDER THAN WORDS
Nguyen Thuc Thuy Tien has become a household name since she was crowned Miss Grand International 2021. The story of her life touches everyone’s hearts and becomes a source of inspiration for many young people.
Overview of the journey to compete in the Miss Grand International 2021 of Nguyen Thuc Thuy Tien
Born in a dysfunctional family, from a young age she had to work hard even 18 hours a day just to make ends meet. Aware of her position, Thuy Tien tried to hone her foreign language and practised hard at training to become a Miss. Even to impress people, she made an effort to learn Thai, and for 8 weeks, she was able to confidently communicate with the basic sentences.
With all of the efforts in the past, we have an ethereal and wise Miss Grand International today!
DO NOT DREAM A LOT, LET’S DREAM TRUE!
People are probably familiar with saying “Dreams do not tax, so just dream”. However, no one tells them “The dream is not taxed, but the pursuit of the dream does, and it is highly taxed”.
Ambition leads people to the desire of being comprehensive and perfect. Therefore, they are “ploughing” hard day and night just to feel like they are trying hard. Moreover, the trend “If others can do it, I can do it too” poorly makes them gradually forget about their true abilities and desires.
Remember that everyone is born as a unique being with different abilities, thoughts and qualities, so it is different to break one’s limits. Therefore, instead of dreaming a lot, dream true then you can quit the “delusional effort” state little by little.
NEW WORDS AND IDIOMS:
A nine days’ wonder (n): To be a cause of great excitement or interest for a short time but then quickly forgotten (Một vật hay sự kiện gây hứng thú nhưng chỉ trong thời gian ngắn)
Ex: She is smitten with the boy whom she met last night. Not surprisingly, it is just a nine days’ wonder!
A hot potato (n): A controversial issue or situation that is awkward or unpleasant to deal with (Vấn đề nóng hổi)
Ex: Covid-19 has become the newest society hot potato.
New Year’s resolutions (n): A promise that you make to yourself to start doing something good or stop doing something bad on the first day of the year (Những dự định cho năm mới)
Ex: I will create a list of New Year’s resolutions that are attainable and help me become my perfect version.
An empty promise (n): A promise that is either not going to be carried out, worthless or meaningless (Lời hứa suông)
Ex: My mom promised a pocket money raise for me on Monday, but a few days after that, she changed her mind. She made an empty promise again!
Head and shoulders above (idiom): If someone or something is head and shoulders above other people or things, he, she, or it is a lot better than them. (Một vật hay một người vượt trội hơn hết)
Ex: So as to be head and shoulders above others, I study too hard from day till night to the extent that I forget my health.
Get bogged down (phrasal verb): To become so involved in something difficult or complicated that you cannot do anything else (Bị sa lầy vào việc gì đó khiến bạn không thể làm gì khác)
Ex: If you want to meet all the deadlines, do not get bogged down in petty things that prevent you from focusing.
Drive someone up the wall (idiom): To make someone extremely angry (Cực kì giận dữ)
Ex: Knowing that he cheated on me drives me up the wall.
As calm as the toad in the sun (idiom): To be very calm in a situation that can be unnerving (Bình chân như vại)
Ex: “We have a Chemistry test tomorrow, but why do you look as calm as the toad in the sun?” – “No worries. I have burned incense sticks, my ancestors will bless me”
Dysfunctional family (n): A family in which conflict, misbehaviour, and often child neglect or abuse on the part of individual parents occur continuously and regularly. (Gia đình bất hòa)
Ex: A dysfunctional family significantly affects members’ characteristics in that family. They tend to be more violent or self-contained.
Ethereal (adj): Extremely delicate and light in a way that seems too perfect for this world. (Thanh tao)
Ex: I was lured by her ethereal beauty. That is the most beautiful girl I’ve ever met in my life.
“NỖ LỰC ẢO” – MỘT SỰ THỎA MÃN NHẤT THỜI?
“Khi sự cố gắng chẳng mang lại kết quả.
Khi muốn thành công nhưng lại thiếu kiên trì.”
NỖ LỰC ẢO LÀ GÌ?
Nỗ lực ảo đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong cộng đồng người trẻ tuổi hiện nay. Đó là khi ta đặt mục tiêu và lên kế hoạch cho bản thân trong tương lai nhưng lại chẳng bao giờ cố gắng biến điều đó trở thành hiện thực. Có thể bạn đã từng có những phút giây cố gắng, nhưng sự kiên nhẫn của bạn chỉ là hứng thú nhất thời mà thôi.
Nỗ lực ảo đang ngày càng quan tâm bởi nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai còn là học sinh sinh viên.
Hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng bản thân từng trải qua tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Chúng ta mua sách chỉ vì đang có ngày hội siêu giảm giá hoặc chỉ đơn giản vì bìa sách quá là đáng yêu. Chúng ta tải hàng tá tài liệu học tập mỗi khi lướt thấy chúng trên Internet, và không quá ngạc nhiên khi đó cũng là… lần cuối cùng ta thấy chúng. Những lời hứa về việc bắt đầu một cuộc sống lành mạnh và tràn đầy niềm vui, nhưng cuối cùng cũng chỉ là những lời hứa trót lưỡi đầu môi. Và còn hàng ngàn hàng vạn những điều khác chứng minh cho việc chúng ta vẫn luôn, đã và đang trải qua tình trạng “nỗ lực ảo”.
TẠI SAO MỌI NGƯỜI LẠI RƠI VÀO TÌNH TRẠNG “NỖ LỰC ẢO”?
Thời đại 4.0 – một cú click chuột mở ra nhiều cổng thông tin
Ở hiện tại, tình trạng “nỗ lực ảo” ngày nay đang trẻ hóa và ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Bởi lẽ, họ là những người tiếp xúc nhiều nhất với mạng xã hội. Và như ta đã biết, thời đại 4.0 ngày nay, khi cần bất cứ thông tin gì thì chỉ cần lên mạng và với một cú “click” chuột, vô vàn kết quả tìm kiếm hiện ra, điều quan trọng là những thứ đó đều miễn phí. Như một tâm lí thông thường, những thứ miễn phí thường rất được ưa thích.
Bên cạnh đó, chính sự quá tải của các thông tin tràn lan trên mạng ấy khiến cho nhiều người bị “lung lay” và cảm thấy rằng bản thân nên tiếp thu hết tất cả để không bị lạc hậu so với mọi người. Điều này dẫn đến tình trạng “nỗ lực ảo”, họ điên cuồng tìm tòi học hỏi chỉ vì sợ lạc hậu mà không nghĩ rằng nó có thật sự cần thiết hay không.
Sự kỳ vọng của gia đình và xã hội, tiêu chuẩn “con nhà người ta”
Vấn đề “tôn thờ” bằng cấp và trình độ chuyên môn đã diễn ra từ quá khứ và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, rất nhiều bậc phụ huynh mong muốn con cái mình tài giỏi như hình mẫu “con nhà người ta”. Chính vì thế họ luôn muốn con mình phải học cao, phải có tấm bằng đại học thì sau này mới dễ xin việc làm.
Bên cạnh đó, áp lực từ xã hội cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của nhiều người. Họ tin rằng phải phấn đấu để trở nên toàn diện và “biết tuốt”. Những điều này đã khiến nhiều người phải “cày cuốc” ngày đêm để đáp ứng được những sự kỳ vọng từ gia đình, xã hội mà bỏ quên đi những ước muốn thật sự của chính bản thân.
Thiếu định hướng và thiếu những mục tiêu cụ thể
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người mắc phải “căn bệnh” nỗ lực ảo.
Vì không biết rõ bản thân mình muốn gì cho nên nhiều người đã “a dua” theo đám đông, học theo những gì đang là xu hướng chỉ vì muốn “kịp trend”. Họ có quá nhiều sự lựa chọn nhưng lại không rõ bản thân mình muốn gì. Chính vì thế mà các cá nhân ấy luôn ôm đồm hết mọi việc, vì họ nghĩ “hành nhiều sẽ giỏi” mà lại quên đi một điều rất quan trọng đó chính là lắng nghe bản thân.
Chính vì không có định hướng rõ ràng, nên họ sẽ dễ sa lầy và vấp ngã trên con đường đi đến thành công. Và nhiều lần vấp ngã như thế, họ sẽ dần thấy bất mãn và mất niềm tin vào chính bản thân vì “cố gắng bao nhiêu lại càng thất vọng bấy nhiêu”
NỖ LỰC ẢO – MỐI HIỂM HỌA TIỀM TÀNG ĐANG GIẾT CHẾT TƯƠNG LAI CHÚNG TA TỪNG NGÀY
Nỗ lực ảo mang lại cho mọi người sự thỏa mãn nhất thời, đánh lừa bản thân rằng họ đã cố gắng rất nhiều trong khi sự thật thì không phải như vậy. Họ cảm thấy rất thỏa mãn với những thành tựu bản thân đạt được mà không một chút nhận thức rằng đó chỉ là nỗ lực ảo mà thôi.
“Cầu tiến” và “Nỗ lực ảo” – Một ranh giới mỏng manh
Một người cầu tiến sẽ luôn cố gắng tìm tòi học hỏi và phát triển để bản thân trở thành một phiên bản tốt nhất. Tuy nhiên, có một điểm mà người cầu tiến khác người nỗ lực ảo chính là họ nhận thức rõ được vị trí và khả năng của bản thân mình, họ hiểu bản thân muốn gì và từ đó có thể đặt mục tiêu và chuyên tâm vào mỗi nó.
Ngược lại, những người mắc hội chứng “nỗ lực ảo” thường dễ gặp nhiều áp lực hơn những người bình thường. Đối với họ, việc “giết nhầm còn hơn bỏ sót” là điều đúng đắn nhất.
Kết quả họ chẳng nhận được bao nhiêu cho những “công sức” mà họ bỏ ra, dù là thành tựu hay sự hiệu quả trong công việc. Áp lực từ việc đuổi kịp bạn bè cùng trang lứa, đảm đương khối lượng công việc khổng lồ cùng những mục tiêu chưa hoàn thành,… Những gánh nặng cùng một lúc xảy ra và sẽ khiến một người “nỗ lực ảo” bùng nổ vì không thể chịu đựng nổi.
Vậy “nỗ lực ảo” gây ra những hậu quả gì?
Việc cố gắng bắt kịp mọi xu hướng trên mạng xã hội sẽ khiến những ai đang tồn tại trong mình căn bệnh mang tên “nỗ lực ảo” quên đi giá trị thực sự của bản thân và lạc lối trên chặng đường trưởng thành của chính mình.
Bên cạnh đó, việc nỗ lực ảo sẽ khiến người ta trở nên tham vọng một cách tiêu cực, hay có thể nói là tham lam. Họ luôn cố gắng ôm đồm mọi thứ về mình trong khi không biết điều đó liệu có thực sự cần thiết hay không.
Nỗ lực ảo không chỉ lãng phí thời gian của bạn mà còn khiến tiến độ làm việc của bạn chậm đi đáng kể. Thay vì sử dụng khoảng thời gian quý báu đó cho những hoạt động bổ ích hơn, thì bạn đang để nó trôi đi bằng việc lướt Internet, xem Youtube,… Mọi thứ vẫn đang chờ bạn giải quyết và bạn vẫn cứ mãi bình chân như vại!
Đã bao giờ bạn tự nhủ rằng: “Sao họ lại có thể làm tốt hơn mình cơ chứ! Rõ ràng là mình đã cố gắng rất nhiều nhưng mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Có lẽ mình thực sự là một kẻ vô dụng!” Bạn dần trở nên hoài nghi về năng lực của bản thân, sự tự tin trong bạn đang dần bị những tiếng nói tiêu cực vùi lấp.
Có lẽ trong trường hợp này, việc tạm dừng chân và ngẫm nhìn lại sự nỗ lực của bản thân trong suốt chặng đường vừa qua là một điều hết sức cần thiết.
NỖ LỰC THỰC SỰ – MỘT ĐỨC TÍNH CẦN CÓ ĐỂ THÀNH CÔNG
Chúng ta ai cũng đều biết rằng có nỗ lực mới có thành công. Nhưng không phải ai cũng phân định rõ được đâu là nỗ lực ảo và đâu là nỗ lực thực sự.
Mũi tên muốn trúng hồng tâm, trước hết phải lao theo đúng hướng. Chính vì thế hãy dành một chút thời gian để nghiêm túc ngẫm nghĩ về những thế mạnh và ước muốn thực sự của bản thân để từ đó có thể thiết lập được những mục tiêu cho riêng mình.
Xác lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART
SMART là tên viết tắt của các chữ cái đầu trong 5 bước thực hiện nguyên tắc này:
S – Specific: Cụ thể
M – Measurable: Đo lường được
A – Attainable: Có thể thực hiện được
R – Relevant: Thực tế
T – Time-bound: Thời gian hoàn thành
Một ví dụ cụ thể áp dụng nguyên tắc này:
Bạn có dự định thi IELTS? Hãy xác định rõ lý do bạn quyết định chinh phục chứng chỉ này, đó phải hướng tới mục tiêu dài hạn của bạn, ví dụ đi du học Mỹ (Relevant).
Tiếp theo, thay vì đặt ra cho mình một mục tiêu quá cao để bằng bạn bằng bè như 7.5 hay 8.0, hãy làm một bài test năng lực thực sự của bản thân để xem trình độ thật sự của mình là bao nhiêu. Hãy trung thực với chính bản thân mình vì nó sẽ giúp bạn định hướng các mục tiêu chính xác và khả thi hơn.
Hãy lấy ví dụ bạn đặt mục tiêu là đạt 6.5 IELTS (Specific) trong vòng 6 tháng ôn thi (Time-bound), và điều này là khả thi vì xuất phát điểm của bạn là 5.0 (Attainable).
Để có thể đạt được điểm số này, mỗi ngày bạn sẽ dành ra 1 tiếng để học từ vựng, 2 tiếng luyện nghe và 30 phút mỗi sáng để đọc báo tiếng anh. Những con số đo lường cụ thể sẽ giúp bạn đánh giá được kết quả của mình (Measurable). Bạn sẽ dành ra 3 tháng để tổng ôn ngữ pháp cũng như học tất tần tật các dạng bài trong mỗi phần thi và dành 3 tháng cuối để chuyên tâm luyện đề. Ngoài ra, khi đã bước vào giai đoạn luyện đề, hãy theo dõi điểm số qua từng bài test để đánh giá được kết quả ôn luyện của mình.
Bên cạnh đó, một khi đã quyết tâm thì phải nỗ lực đến cùng. Hãy nhớ rằng bạn có thể không đạt được 100% mục tiêu mình đặt ra mọi lúc, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng hơn là bạn nhận ra bản thân đang tiến bộ, và căn bệnh mang tên “nỗ lực ảo” kia cũng dần dần tiêu biến, thì đó cũng chính là một thành công rất đáng quý.
BỨC TRANH HOÀN HẢO CỦA SỰ NỖ LỰC HẾT MÌNH: HÀNH ĐỘNG SẼ CHỨNG MINH TẤT CẢ
Nguyễn Thúc Thùy Tiên có lẽ là cái tên không còn xa lạ với mọi người, và nàng tân hoa hậu này cũng chính là một tấm gương nỗ lực mà mỗi chúng ta nên học hỏi.
Sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn, từ nhỏ cô đã phải cố gắng rất nhiều, đi làm những công việc cực khổ thậm chí là 18 tiếng/ ngày để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Nhận thức được vị trí của mình, Thùy Tiên đã nỗ lực hết mình, cô cố gắng trau dồi ngoại ngữ và rất chăm chỉ tập luyện để trở thành một hoa hậu. Thậm chí, để gây ấn tượng, cô đã nỗ lực học tiếng Thái, và trong 8 tuần, cô có thể tự tin giao tiếp những câu cơ bản.
Bằng tất cả những nỗ lực trong quá khứ mà chúng ta có được một cô hoa hậu tài sắc vẹn toàn như ngày hôm nay. Thùy Tiên xứng đáng với những gì cô đã bỏ ra!
ĐỪNG MƠ NHIỀU, HÃY MƠ ĐÚNG!
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với câu nói “Giấc mơ không đánh thuế, vì thế hãy cứ mơ đi”. Nhưng chẳng ai lại nói với bạn rằng “Giấc mơ không đánh thuế, nhưng việc theo đuổi giấc mơ thì có, thậm chí nó còn được đánh thuế rất cao”.
Chính vì cứ nghĩ rằng giấc mơ là miễn phí cho nên ai cũng mang trong mình những hoài bão và ước mơ lớn, dẫn đến việc họ muốn bản thân mình trở nên toàn diện và hoàn hảo. Điều đó dẫn đến việc nhiều bạn trẻ ngày đêm “cày cuốc” nỗ lực chỉ để bản thân cảm thấy mình đang cố gắng không thua kém gì bạn bè. Bên cạnh đó, với suy nghĩ “Người khác làm được, mình cũng làm được” mà họ dần quên đi năng lực thật sự của bản thân.
Hãy nhớ rằng mỗi người sinh ra đều là một bản thể độc nhất, có những khả năng, tư duy và tố chất khác nhau nên việc bức phá giới hạn của bản thân cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, thay vì mơ nhiều thì hãy mơ đúng, để từ đó bạn có thể dần thoát khỏi tình trạng “Nỗ lực ảo” nguy hiểm này.