👊 NGHỈ DỊCH CÓ ÍCH THÌ LÀM GÌ? 👊
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn “reading” đỉnh thì “chiều” theo BELL”
Với diễn biến dịch bệnh phức tạp hiện nay, chắc chắn rằng ngày chúng ta được đi học sẽ còn rất xa đúng không nào?
Thay vì để thời gian rảnh trôi qua vô ích, tại sao cả nhà không bắt tay vào ngay để cải thiện kĩ năng Tiếng Anh của mình, đặc biệt là “Reading”- cái mà ai cũng ngán ngẩm khi tốn quá nhiều thời gian?
Ngay sau đây, BELL sẽ cùng bạn nghỉ dịch có ích với bộ bí kíp “Reading” giúp cả nhà vừa tránh lỗi sai, vừa học hiệu quả và dễ dàng trở nên “master” kĩ năng này đấy!!
🔎 Nào! Hãy cùng BELL khám phá ngay nhé!
#BELLUEH #CBĐQMD #Smartlearning
1. 5 LỖI SAI DỄ DÍNH KHI ĐỌC TIẾNG ANH
😊Cốc cốc cốc, ai gọi đó, nếu là thỏ, thôi bái bái
“Reading” sai? Không gặp lại!
Sau đây chính là 5 lỗi sai mà mọi người dễ mắc phải mỗi khi đọc Tiếng Anh. Vậy cả nhà có mắc những lỗi này không nào?
📌 Chưa đọc câu hỏi thì đã lao vào đọc bài
Đây chính là thói quen của rất nhiều người khi đọc Tiếng Anh. Tuy nhiên, các câu hỏi trong bài đọc thường sẽ chứa gợi ý trả lời, chính là những cụm từ trùng hoặc đồng nghĩa với dữ liệu trên văn bản. Vì vậy, bạn nên đọc các câu hỏi trước để hiểu nội dung của bài viết cũng như nắm được những thông tin mình cần tìm. Và bạn đọc được đến đâu thì sẽ làm bài được đến đó.
📌Cố gắng hiểu hết nội dung bài đọc.
Một bài đọc thường sẽ chiếm khá nhiều thời gian để hoàn thành, nếu chúng ta cố gắng để hiểu hết nội dung của bài thì sẽ dẫn đến tình trạng để trống hoặc khoanh bừa khi hết giờ. Chính vì vậy, chúng ta nên chọn cách đọc lướt, đọc nhanh, chọn lọc ý chính để vừa nắm được nội dung bài đọc, vừa xác định được thông tin cần tìm để chọn đáp án cho mình.
📌 Dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi
Đây là vấn đề mà không ít người mắc phải khi làm một câu hỏi dài hay khó. Tuy nhiên, mỗi câu hỏi đều có điểm số ngang nhau, chúng ta nên cân nhắc kĩ để phân bố thời gian làm bài cho hợp lý. Thay vào đó, bạn đọc cũng có thể áp dụng phương pháp “Skimming”, “Scanning” hay Speed-Reading mà chúng mình đề cập ở phần sau để hoàn thành tốt bài làm của mình nhé!
📌 Khả năng “Paraphrase” chưa tốt
“Paraphrase” là cách viết lại một câu hay một đoạn văn bằng cách sử dụng những từ ngữ khác (so với câu hay đoạn văn gốc) nhưng vẫn phải giữ được ý nghĩa gốc của đoạn văn. Đây là kỹ năng thường thấy trong “Writing” và “Speaking” nhưng cũng chiếm vai trò quan trọng trong “Reading.
Khi làm bài, cùng một câu hỏi nhưng tác giả có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau khiến chúng ta dễ bị đánh lừa. Thực chất những câu hỏi này không khó mà chính là đề thi đang thử thách khả năng hiểu bài theo nhiều góc độ của thí sinh.
📌 Nhầm lẫn “FALSE” và “NOT GIVEN”:
Khi làm bài T/F/NG, người đọc thường dễ nhầm lẫn giữa “False” và “Not given”. Để làm được dạng bài này, bạn cần hiểu rõ: “Not given” là khi thông tin trong bài mơ hồ, không rõ ràng, bạn không thể khẳng định được câu hỏi đó đúng hay sai thì là “not given”. Còn nếu dữ liệu trong bài đọc hoàn toàn đối lập với câu hỏi thì đó là “False”. Người đọc cần chú ý đến 2 điểm này để có thể làm tốt bài của mình.
Để hiểu thêm về sự khác nhau giữa “False” và “Not given”, bạn đọc tham khảo tại: https://ngocanhielts.com/
2. BẬT MÍ 5 BÍ KÍP ĐÁNH BẠI CHƯỚNG NGẠI “READING”
😣 Nếu bạn đang lo lắng về kĩ năng đọc Tiếng Anh của mình sau khi xem những lỗi sai ở trên thì BELL đã chuẩn bị cho mọi người những phương pháp cần “bỏ túi” nếu muốn cải thiện kĩ năng đọc Tiếng Anh của mình rồi đây.
☺️ Vì vậy, Hãy bước qua đời nhau, để trau dồi “reading”!!!
📌 Đọc và thư giãn
Bạn có thể nằm ngồi tùy thích, chỉ đơn giản là đọc một cách thật thoải mái và thưởng thức nội dung truyện, bài báo. Từ mới không hiểu, chúng ta có thể tra. Nếu khó quá thì hãy bỏ qua và đọc tiếp. Phương pháp này sẽ giúp não bộ dễ dàng tiếp nhận thông tin và bạn sẽ ghi nhớ được những từ vựng lặp lại qua các chương cũng như ngữ cảnh khác nhau khi sử dụng các từ.
📌 “Skimming” và “Scanning”
- “Skimming” là cách đọc lướt qua các ý chính của bài viết, giúp bạn nắm bắt được nội dung văn bản, thông tin quan trọng cũng như quan điểm tác giả nêu lên trong bài viết.
- “Scanning” Là phương pháp đọc nhanh bài viết với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi.
- Vậy làm thế nào để đọc “Skimming” và “Scanning”? Nên áp dụng 2 phương pháp trên khi nào và tác dụng ra sao? Mời bạn tham khảo tại:
📌 Phương pháp Speed-Reading
Đây là phương pháp đọc với tốc độ nhanh nhưng bạn vẫn sẽ nắm bắt được những ý chính, chi tiết quan trọng của văn bản để hiểu bài và làm bài dễ dàng hơn.
Để hiểu thêm về cách thực hiện Speed-Reading và những khía cạnh khác của phương pháp này, bạn đọc hãy tham khảo tại: https://www.facebook.com/notes/
📌 Đọc tài liệu Tiếng Anh mà bạn cảm thấy hứng thú
Nếu đọc những văn bản Tiếng Anh dài và khiến bạn cảm thấy “ngán ngẩm” vậy tại sao không thử đọc những thể loại mà mình thích bằng Tiếng Anh nhỉ?. Bạn có thể đọc báo trên các trang tin online theo nhiều chủ đề:
- Science: http://www.sciencedaily.com/
- Economy: http://www.forbes.com/
- Technology: http://www.cnet.com/
- Sport: http://espn.go.com/
Hoặc đắm chìm trong các câu chuyện Tiếng Anh thú vị từ Ebook trên điện thoại, máy tính,…
📌 Đọc theo phương pháp Keyword Technique
Phương pháp này do thầy Simon-cựu IELTS Examiner giới thiệu trên trang ielts-simon.com, cụ thể như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web ielts-simon.com, phần Reading để theo dõi các bảng keyword do chính thầy Simon cùng các học sinh tổng kết.
- Bước 2: Chọn một bài thi bất kỳ trong bộ IELTS Cambridge, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa trong câu hỏi và tìm cụm từ có nghĩa tương đương trong đoạn văn.
- Bước 3: So sánh với bảng keyword của thầy Simon.
Để hiểu thêm về cách thức áp dụng phương pháp này và tác dụng ra sao? Bạn đọc hãy tham khảo tại: http://cttt.hce.edu.vn/
3. PHAO CỨU SINH DÀNH CHO “READING”
“Chim hay chim hót đầu đình
Nguồn hay thì đọc một mình vẫn hay”
Chắc chắn, cả nhà đang rất mong chờ phần này đúng không nào? Dưới đây chính là top 5 tài liệu và nguồn học “Reading” mà bạn không nên bỏ lỡ bởi chắc chắn rằng chúng sẽ giúp ích cho mọi người rất nhiều để cải thiện kỹ năng đọc Tiếng Anh đấy!
- English Online – Đây là trang web phù hợp cho người mới bắt đầu, tập hợp các bài báo đa dạng chủ đề với phần từ vựng được giải nghĩa cụ thể cuối mỗi bài.
- Short Stories – Một web truyện/tiểu thuyết với đầy đủ các thể loại thú vị từ hài hước, lãng mạn cho đến trinh thám, kinh dị, giật gân.
- New Scientist – Một sự lựa chọn phù hợp với những người có kĩ năng Tiếng Anh từ khá đến tốt. Các bài viết trên website chủ yếu xoay quanh vấn đề về khoa học-xã hội thế giới.
- Research Leap – Không chỉ cung cấp kiến thức cho người đọc về Kinh doanh-Marketing, website này còn giúp nâng cao kỹ năng “reading” với từ vựng chuyên ngành.
- 1 số web đọc báo song ngữ Anh-Việt. – Tổng hợp 5 trang web báo song ngữ Anh-Việt, vừa cập nhật tin tức thế giới, vừa giúp bạn luyện “Reading” hiệu quả.