On 3/12/2021, the Ministry of Industry and Trade held the biggest hit in the 2021 E-commerce industry, “Online Friday”. In addition, many E-commerce Exchanges have launched the so-called “Double Day” online shopping campaign that makes a trend among consumers. These events have accelerated the growth of not only the industry, especially during the pandemic but also many troubles, including Compulsive Shopping among young people. What is the influence of COVID and E-commerce on this problem?
(Vietnamese version below)
COVID-19 AND THE FLOURISH OF VIETNAM E-COMMERCE
The rise of E-commerce in Vietnam
According to a report by the Department of E-Commerce and Digital Economy Agency, with 53% of the population shopping online, the E-commerce market in Vietnam grew by 18% in 2020 and reached 11.8 billion USD, which accounted for 5.5% of total retail sales of consumer goods and services nationwide.
In 2021, Vietnam has continued to break that record with a sharp increase in the consumers’ demand for shopping on E-commerce platforms since the outbreak of the Covid-19 pandemic. Research by Google, Temasek, and Bain & Company shows that by 2025 the scale of Vietnam’s economy will exceed 52 billion USD and rank third in the ASEAN region.
As seen from these reports, E-commerce has had an impressive year of growth. This big boom brings on a change in consumer behavior from traditional shopping to online shopping.
The advent of the pitless trap: Compulsive Shopping
Covid-19 pandemic has accelerated the growth of E-commerce but this positive development has also resulted in unintended consequences, involving the emergence of Compulsive Shopping among young consumers.
Those who are compulsive buyers show high impulsivity, low self-esteem, and vulnerability to negative emotions. They purchase a large number of products focusing on their temporary satisfaction rather than the quality of goods. The urge to buy is irresistible so they close the deal whether they can afford it or not. Sooner or later they will feel guilty and regretful because of wasting money on these useless purchases.
WHY IS ONLINE SHOPPING SO ADDICTIVE?
How do E-commerce Exchanges stand out in the crowd and catch customers’ attention?
Convenience and Time Saving
E-commerce stores are available at all times. This advantage is very convenient for customers who don’t have much time to do conventional shopping. Instead of commuting to the physical shops, all they need to do is sit comfortably on their sofa at home and purchase anything they want with just some clicks.
With such simplicity, they can finalize their deal in less than 15 minutes. After that, the products will be delivered to their doorsteps carefully within a few days. Therefore, E-commerce prevails over the traditional method.
Variety of prices and options
E-commerce provides a wide range of merchandise and prices so that consumers can have opportunities to consider which options are the most suitable via the relevant detailed information of products, including cost, usage, and reviews of other consumers. Added to that, E-commerce stores usually offer discounts or vouchers to catch consumers’ eyes. For instance, deals 1k, buy-one-get-one-free deals, and freeship coupons are those which hit consumers’ spots as they take the prices into account very thoroughly.
Attractive Marketing Promotion Strategies
E-commerce Exchanges imply celebrity endorsement to advertise products and services impressively. For example, Son Tung, Tien Dung, Bao Anh are three stars Shopee chose for its influencer marketing in Vietnam. As a result, Shopee easily expands the market and reaches a wide range of customers, especially young people.
The eye-catching interface style with outstanding color is a plus of these platforms’ marketing strategies to attract customers’ attention. Moreover, E-commerce Exchanges take advantage of trends to launch many “trend-catching” songs and TVCs. They also create catchy slogans to make the customers remember as long as possible.
With these tactics, E-commerce Exchanges have made a go of encouraging young consumers to pour money into them repeatedly. Hence, those people gradually become compulsive buyers.
Millions of people are the victims of the online shopping trap
How have you made yourself get more money than sense?
COVID-19 contributes a major role in worsening young people’s online shopping habits. When lock-downs were issued, many aspects of one’s life were badly affected. Boredom, anxiety, loneliness, combined with constant fear for the unstable future, force many young people to turn to online shopping as a refuge. And it becomes much easier to justify unnecessary purchases when there is no need for spendings on traveling, restaurants, entertainment,…
Research has pointed out that shopping online releases the same amount of dopamine as drinking or smoking, which can somewhat ease depression. The problem is, when that surge in dopamine went out, it ought to be refilled. And that is the start of an addiction.
Fear Of Missing Out (FOMO) can also play a major role in twisting people’s spending. Admittedly, buying something just because of flash sales, or traveling because the ticket price is down, we have all been there. There are reports which show that 40% of young people have gone into debt just to keep up with their peers, and the FOMO effect is widely acknowledged as the most widespread psychological effect among online shoppers, particularly among the younger generations.
Only when customers are involved in the activities of the crowd, possessing things that many others want, will their fear lessen. In fact, the sense of urgency and anxiety is so significant that for years, marketers have been exploiting it to generate scarcity and exclusivity for their product in order to attract customers, making it a true bottomless trap. Whether it is spending on fashion, travel, food,… or “once-in-a-lifetime” experiences like musical concerts or weddings, FOMO purchasing can really add up and accumulate debts.
WHEN THE BARGAIN IS A HOAX: HOW IMPULSIVE ONLINE SHOPPING AFFECTS US.
Into the life of an online shopping addict.
A peek of Cariad’s, an online shopping addict, story
The problem started when Cariad, a 55-year-old headteacher, was made redundant due to COVID-19. She soon found herself unable to sit down without shopping online, and what used to be a sort of boredom and depression reliever became a compulsion. Inevitably, debts started piling up and, eventually, crossed £60,000 until she finally confronted her husband. Fights occur more and more often, and her 15-year-old son had to protect his two little brothers.
Cariad and her family, even her 80-year-old parents, are working hard to pay off the debt, however, things are not going smoothly and there won’t be a fulfilling Christmas this year for them.
Listen to the story of Michelle Summerfield, another online shopaholic.
Michelle Summerfield used to be a cyber shopping addict too!
Covid-19 is putting everyone in a tight corner, yet young people still succumb to online shopping…
The consequences of online shopping addiction can become devastating if not addressed in time. The financial effects are self-evident. Many people have shopped their way into debt or dried up their retirement fund for satisfaction. Furthermore, shopaholics’ time is often spent on scrolling platforms or dealing with shippers, which may interfere with work or even spark conflicts with colleagues as well. In the time when COVID-19 is causing severe job shortages, both debt and job loss will have detrimental effects on one’s life.
The aftermath of excessive online shopping can be detrimental.
Compulsive buying can disrupt not only one’s financial, but mental as well. The pandemic has wrecked manys’ mentalities and made online shopping much more irresistible to many people, however, online shopping addicts are often left with feelings of regret, depression, or even self-hatred after the thrill burns out. Just like any other kind of addiction such as alcohol, smoking,… it usually ends up in a rinse-repeat cycle, and the continual disappointment is a sign of an unhealthy habit.
Last but not least, online shopping addiction can be the root of many family issues. Constant lockdowns make life harder for everyone, and they are in dire need of care and love, especially from their family members. Yet the buyers cannot provide the much-needed attention to their loved one, which leads to bond deterioration. Moreover, the relationship with their partners is also hurt, even with long-term ones, because of continual neglect and the grave financial problems from excessive shopping.
KICKING THE HABIT: HOW NOT TO BECOME AN ONLINE SHOPPING ADDICT?
During the pandemic, E-commerce Exchanges have become ideal destinations for safe, convenient and enjoyable shopping methods. However, if we surrender to its temptation, the consequences can be adverse. It is a hobby that drains not only your bank account but also your mental health and never leaves you truly satisfied. So here are some tips so that you can beat the addiction.
Becoming your own savior
If you realize that you are following the path of a shopaholic, then consider these solutions. Their efficiency has been proved by many people who have successfully escaped the addiction.
- Seeking alternatives: If you see shopping as a hobby or a form of reliever for stress and depression, consider taking up new healthier pastimes. Try those that require going outside and other people, or in the COVID pandemic, yoga or meditation can do wonders.
- Burn the Bridge: Cut up your credit card and pay off all the debt. Learn how to budget and make a list of only necessary goods before shopping. You will be less likely to go on a spending spree when you don’t have your cards at your disposal.
- Out of sight, out of mind: Uninstall all online shopping apps from your phone and unsubscribe from the platforms. They are often very tempting and it is no surprise that you give in to the urge to shop.
Reaching out and offering help
If you find your family members or friends showing signs of compulsive shopping, try voicing your concerns to them first. Having a gentle discussion with them in a comfortable setting and expressing your worry as well as your desire to help is an effective way to get your point across. Find a counselor/ therapist who specializes in compulsive shopping and they can help you resolve this problem radically, and strictly stop paying for their shopping bills, since it only encourages them and worsens their condition.
After all, the most important thing is being patient enough to be by their side in the quitting journey, and always willing to listen and give advice. It is definitely going to be a rocky experience for not only your partner but also yourself, however, hard work always pays off in the end, and your situation will undoubtedly improve, sooner or later.
NEW WORDS:
Emergence (n): becoming known or starting to exist/ Nổi lên
Impulsivity (n): the tendency to act without thinking/ Bản năng
Prevail (v): More powerful, victorious./ Vượt trội
Endorsement (n): saying that you approve of or support something/ Sự ủng hộ, tán thành.
Made redundant (phr): Lost your job/ Sa thải
Self-evident (adj): Obvious/ Rõ ràng.
Senility (n): The condition of being old/ Tuổi già
Rinse-repeat (idm): The continual repetition of an action./ Vòng lặp hành động
Do wonders (phr): Having very beneficial effects./ Cực kì hiệu nghiệm; kỳ tích
Give in (phr): Accepting something after first refusing./ nhượng bộ, đầu hàng.
CHỨNG NGHIỆN MUA SẮM Ở GIỚI TRẺ: COVID-19 VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ “THÊM DẦU VÀO LỬA” NHƯ THẾ NÀO?
Mới đây vào ngày 3/12/2021, Bộ Công Thương đã tổ chức một sự kiện được xem là cú huých lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử năm 2021 mang tên “Online Friday”. Ngoài ra, nhiều sàn thương mại điện tử còn tổ chức những chiến dịch mua sắm trực tuyến mang tên “Ngày đôi” tạo nên một cơn sốt đối với người tiêu dùng. Những sự kiện này không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp nước nhà đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh mà còn gia tăng những rắc rối đi kèm, bao gồm trong đó là “Hội chứng nghiện mua sắm ở giới trẻ”. Vậy Covid-19 và TMĐT đã có những tác động gì đối với vấn đề này?
COVID-19 VÀ SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam
Theo như báo cáo được thực hiện bởi Cục Thương mại điện tử và Cơ quan Kinh tế Kỹ thuật số, với tỉ lệ 53% dân số Việt Nam mua sắm trực tuyến, thị trường TMĐT ở Việt Nam đã tăng trưởng 18% vào năm 2020 và đạt 11.8 tỷ USD chiếm khoảng 5,5% trong tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Năm 2021, Việt Nam tiếp tục phá vỡ kỷ lục với sự gia tăng đột ngột trong nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên các nền tảng TMĐT kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ. Nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company đã nhận định rằng trước năm 2025, quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ vượt mốc 52 tỷ USD và xếp hàng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
Qua các báo cáo trên, ta có thể thấy được TMĐT đã có một năm tăng trưởng ấn tượng. Sự phát triển này đã đem lại một sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng từ hình thức mua sắm truyền thống chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Sự xuất hiện của chiếc bẫy không đáy: Hội chứng nghiện mua sắm
Đại dịch Covid-19 đã giúp cho TMĐT tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng dẫn đến những hậu quả không mong muốn, trong đó có thể kể đến là việc nổi lên “Hội chứng nghiện mua sắm của giới trẻ”.
Những người nghiện mua sắm này thường có biểu hiện của sự hấp tấp, bốc đồng và dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực. Những người này mua rất nhiều hàng hóa nhưng chỉ vì sự thỏa mãn nhất thời hơn là vì chất lượng của sản phẩm. Động lực mua sắm thôi thúc khiến họ không thể cưỡng lại và vì thế họ “chốt đơn” vô tội vạ bất kể họ có đủ khả năng chi trả hay không. Không sớm thì muộn chính họ sẽ cảm thấy tội lỗi và hối hận vì sự lãng phí tiền bạc cho những món hàng vô ích này.
TẠI SAO MUA SẮM TRỰC TUYẾN LẠI “GÂY NGHIỆN” ĐẾN THẾ?
Những sàn thương mại điện tử làm thế nào để nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng?
Sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian
Những cửa hàng mua sắm trực tuyến luôn luôn sẵn sàng mọi lúc. Điểm mạnh này rất thuận tiện cho những khách hàng không có nhiều thời gian cho việc mua sắm trực tiếp. Thay vì phải di chuyển đến cửa hàng thì tất cả những gì họ cần làm là ngồi thoải mái trên chiếc sofa nhà mình và mua sắm mọi thứ họ muốn chỉ với vài cú click chuột.
Với thao tác đơn giản này, khách hàng có thể chốt đơn trong vòng chưa tới 15 phút. Ngay sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển cẩn thận đến tận nhà của họ trong vòng vài ngày. Chính vì thế, TMĐT đã vượt xa phương thức mua hàng truyền thống.
Tính đa dạng về giá cả và sự lựa chọn
Các sàn TMĐT cung cấp rất nhiều loại hàng hóa và giá cả để người tiêu dùng có cơ hội cân nhắc lựa chọn nào phù hợp nhất thông qua thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm chi phí, cách sử dụng và đánh giá của những người tiêu dùng khác. Thêm vào đó, các cửa hàng TMĐT thường xuyên tung ra những phiếu khuyến mại, giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Ví dụ như đơn 1k, mua 1 tặng 1 và mã giảm phí vận chuyển là những điều thỏa mãn lợi ích của khách hàng khi họ xem xét tiêu chí về giá rất cẩn trọng.
Chiến lược marketing xúc tiến rất thu hút
Các sàn TMĐT đã áp dụng chiến lược quảng cáo sử dụng người nổi tiếng để truyền thông cho sản phẩm và dịch vụ của họ vô cùng ấn tượng. Một ví dụ có thể kể đến là Sơn Tùng, Tiến Dũng, Bảo Anh là những người nổi tiếng mà Shopee đã chọn cho chiến lược marketing ở Việt Nam của mình. Kết quả là Shopee đã dễ dàng mở rộng thị trường và tiếp cận được một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là giới trẻ ở Việt Nam.
Giao diện có phong cách bắt mắt cùng gam màu nổi bật là một điểm cộng lớn của chiến dịch xúc tiến mà những nền tảng này thực hiện nhằm thu hút khách hàng. Hơn thế nữa, những sàn TMĐT còn tận dụng những xu hướng mới để phát hành những TVCs hay bài hát quảng cáo sản phẩm bắt trend nổi bật. Họ cũng tạo ra những câu slogan bắt tai giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm hay thương hiệu của họ lâu nhất có thể.
Với những chiến lược này, các sàn TMĐT đã thực sự thành công trong việc khuyến khích khách hàng trẻ tuổi bỏ tiền ra để mua sắm lặp đi lặp lại nhiều lần như thế. Vì lẽ đó, những người này từng bước trở thành những người nghiện mua sắm.
Bạn đang tự đốt tiền bạc như thế nào?
COVID-19 là một tác nhân quan trọng trong việc làm trầm trọng hóa chứng nghiện mua sắm ở người trẻ. Khi các lệnh phong tỏa liên tiếp được ban hành, nhiều mặt của cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề. Buồn chán, lo lắng, cô đơn, kết hợp với nỗi lo sợ dai dẳng về tương lai buộc nhiều người tìm đến mua sắm online như là nơi nương tựa. Đặc biệt là khi những khoản chi cho du lịch, giải trí, nhà hàng,… không còn cần thiết, việc sắm những đồ không cần thiết trở nên dễ dàng biện minh hơn bao giờ hết.
Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, mua sắm online cũng giúp não tiết ra một lượng dopamine tương đồng với việc hút thuốc hay uống rượu, vì vậy nó đem lại cảm giác khuây khỏa. Vấn đề rằng, khi khoái cảm hết đi, nó cần được nạp lại ngay lập tức, và đó cũng là cách mà một con nghiện ra đời.
Hội chứng Sợ bỏ lỡ (FOMO) cũng là một nguyên nhân hàng đầu của nghiện mua sắm. Có một sự thật rằng, mua một thứ gì đó chỉ vì nó đang flash sale, hoặc quyết định đi du lịch vì giá vé máy bay giảm, chúng ta đều từng có những quyết định như thế. Và đã có những báo cáo cho thấy rằng, 40% số thanh niên đã lâm vào cảnh nợ nần chỉ vì muốn bắt kịp bạn bè đồng trang lứa, và hiệu ứng FOMO đã được nhiều người thừa nhận là hiệu ứng tâm lý phổ biến nhất trong cộng đồng những người mua sắm trực tuyến, đặc biệt là ở các thế hệ trẻ.
Chỉ khi người mua sở hữu được những thứ mà nhiều người khác thèm muốn thì nỗi lo lắng của họ mới nguôi ngoai. Trên thực tế, cảm giác bất an và cấp bách đó lớn đến nỗi, trong nhiều năm, những nhà tiếp thị đã lợi dụng điều này để tạo sự khan hiếm và độc quyền cho sản phẩm của họ, khiến việc mua sắm trở thành một cái bẫy không đáy đúng nghĩa. Từ việc chi cho ăn vặt, thời trang,… hay những trải nghiệm “độc đáo” như hòa nhạc hay đám cưới, mua hàng theo FOMO có thể khiến bạn nợ nần chồng chất trước khi kịp nhận ra.
KHI MÓN HỜI LẠI LÀ MÓN “HỐ”: NGHIỆN MUA SẮM SẼ CÓ ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ THẾ NÀO?
Khám phá câu chuyện của một người nghiện mua hàng online.
Vấn đề bắt đầu khi Cariad, một hiệu trưởng 55 tuổi, bị sa thải vì dịch COVID-19. Bà bắt đầu nhận thấy rằng bản thân không thể cưỡng lại việc mua sắm trực tuyến, và từ một sở thích để tiêu khiển nỗi buồn chán, nó trở thành một cơn nghiện đúng nghĩa. Hiển nhiên, núi hóa đơn ngày một chất đống, và chẳng mấy chốc khoản nợ vượt quá £60,000 và Cariad thú nhận với chồng bà. Những cuộc cãi nhau diễn ra với tần suất ngày càng dày hơn, và đứa con trai lớn mới 15 tuổi phải là người bảo vệ 2 đứa em trai của nó.
Gia đình Caria, thậm chí là bố mẹ 2 bên đã ngoài 80, đang làm việc cật lực để chi trả khoản nợ đó. Tuy vậy, mọi việc không hề suôn sẻ và gia đình bà chắc chắn sẽ không có mùa Giáng sinh hạnh phúc trong năm nay.
COVID-19 đang đặt mọi người vào tình cảnh khốn khó, ấy vậy người trẻ vẫn đầu hàng trước cám dỗ mua sắm online…
Ảnh hưởng của mua sắm theo bản tính là khôn lường nếu không được giải quyết kịp thời và triệt để. Những ảnh hưởng về tài chính là rõ ràng nhất. Đã có rất nhiều người lâm cảnh nợ nần vì mua sắm quá độ, và nhẹ hơn thì họ cũng “nướng” sạch tiền tiết kiệm của mình vào những món hàng xa xỉ. Ngoài ra, thời gian của những con nghiện mua sắm thường bị đầu tư vào việc lướt những sàn buôn bán hay cuộc gọi trao đổi với shipper tưởng chừng không hồi kết, và điều đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc, thậm chí làm nảy lên những bất đồng với đồng nghiệp. Trong bối cảnh dịch COVID khiến tình trạng thất nghiệp cao chưa từng có, việc nợ nần hay mất việc sẽ là đòn đánh cực hiểm đối với tất cả mọi người.
Nghiện mua sắm không chỉ ảnh hưởng về tiền bạc, mà còn đến tinh thần của người nghiện. Đại dịch làm suy sụp tinh thần của tất cả mọi người, khiến việc mua sắm trực tuyến trở nên càng ngày càng khó cưỡng, tuy nhiên, những người nghiện mua sắm trực tuyến rất thường xuyên cảm thấy hối tiếc, trầm cảm hoặc thậm chí là tự hận bản thân sau khi sự thỏa mãn qua đi. Cũng như tất cả các thể loại nghiện khác như rượu chè hay thuốc lá,… đó là một vòng lặp không hồi kết, và sự lặp lại liên tục của những cảm giác tiêu cực là dấu hiệu của một thói quen không lành mạnh.
Cuối cùng, nghiện mua sắm cũng là tác nhân gây rạn nứt mối quan hệ và tan nát gia đình. Những lệnh phong tỏa kéo dài trong dịch bệnh ăn mòn sức chịu đựng của bất kỳ ai, và chính những lúc thế này họ cần đến sự chăm sóc và sẻ chia từ gia đình nhất. Tuy vậy, người nghiện mua sắm thường không thể đem lại sự quan tâm vô cùng cần thiết cho những người họ yêu, điều đó dẫn đến sự rạn nứt trong các mối quan hệ. Không những vậy, kể cả những tình cảm tưởng chừng bền chặt và lâu dài nhất cũng sẽ bị mờ nhạt dần, khi sự thờ ơ diễn ra quá dài và những vấn đề tài chính bắt đầu trở nên trầm trọng.
PHÁ TUNG TẬT XẤU: CÁCH ĐỂ KHÔNG TRỞ THÀNH CON NGHIỆN MUA SẮM ONLINE
Trong thời kỳ đại dịch, các sàn giao dịch thương mại điện tử đã trở thành nơi lý tưởng cho các phương thức mua sắm an toàn, tiện lợi và thú vị. Tuy nhiên, nếu chúng ta đầu hàng trước sự cám dỗ của online shopping, hậu quả sẽ trở nên rất nặng nề. Nó là một sở thích bòn rút không chỉ tài khoản ngân hàng mà còn cả sức khỏe tinh thần của bạn, cũng như không bao giờ khiến bạn hoàn toàn thỏa mãn. Vì vậy, đây là một số mẹo để bạn có thể đánh bại cơn nghiện.
Tự lực cánh sinh
Nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu trở thành một con nghiện mua sắm, hãy thử áp dụng những cách sau đây. Độ hiệu nghiệm của chúng đã được chứng minh bởi rất nhiều người đã cai nghiện thành công.
- Tìm lựa chọn thay thế: Nếu shopping online đối với bạn là một liều thuốc an thần, hãy thử tìm những sở thích bổ ích hơn nhé. Bạn nên lựa chọn những hoạt động ngoài trời và có thể tận hưởng với người khác, hoặc trong đại dịch COVID, Yoga hay thiền sẽ đem đến công dụng tuyệt vời.
- “Nhổ cỏ tận gốc”: Hãy cắt bớt thẻ tín dụng và dần dần trả hết những khoản vay tín dụng đi. Học cách lên kế hoạch chi tiêu và lập danh sách vật dụng cần thiết trước khi mua sắm bất kể online hay offline. Sẽ ít có khả năng bạn vung tiền vô tội vạ hơn nếu việc dùng tiền không còn tiện lợi như trước nữa.
- “Xa mặt cách lòng”: Bỏ theo dõi các kênh thông tin khuyến mại và những sàn giao dịch điện tử. Chúng đã được nghiên cứu thiết kế kỹ càng để trở nên bắt mắt nhất hết sức có thể, và không hề có gì ngạc nhiên nếu bạn đầu hàng trước cám dỗ mua sắm online.
Kết nối và giúp đỡ người bạn yêu quý.
Nếu nhận thấy những người bạn yêu quý có dấu hiệu nghiện mua sắm, hãy bày tỏ sự lo lắng của bạn cho họ trước. Một buổi nói chuyện nhẹ nhàng trong không gian thoải mái nhằm bày tỏ sự lo lắng cũng như thiện chí là một cách hiệu quả để thể hiện quan điểm của mình. Tìm một chuyên gia tư vấn / chuyên gia trị liệu chuyên về chứng nghiện mua sắm và họ có thể giúp các bạn giải quyết triệt để vấn đề này, cũng như lập tức ngừng thanh toán đơn hàng hay cung cấp tiền tiêu vặt cho họ, vì điều đó chỉ khuyến khích cơn nghiện và khiến tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn thôi.
Suy cho cùng thì điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo có đủ kiên nhẫn và quyết tâm để đồng hành người bạn yêu thương trong quá trình cai nghiện mua sắm. Chắc chắn đó sẽ là cuộc hành trình gian truân, thậm chí là dai dẳng cho tất cả những người liên quan, nhưng có chí thì nên, và không sớm thì muộn tình trạng nghiện mua sắm sẽ biến đi thôi.
Bài viết: Đức Thịnh, Thanh Tâm, Minh Hạnh, Diễm Thi
Hình ảnh: Minh Châu
ACADEMIA: Sản phẩm của BELL CLUB UEH