“Mommy! You cannot come to visit me, dad has told you before! Don’t cry mom, I will be unhappy if I see those tears on your face. Please promise with me that you never cry again!” The touching words from V.A. to her mom have been widely spread and got much attention from Vietnamese. She is abused by her stepmother and ignored by her father. The tragic story of V.A. ‘s life has raised the alarm about the abuse severity as well as the urgency of creating a wholesome development environment for our children.
(Vietnamese version below)
CHILDREN ARE BLEMISHED OWING TO ADULTS’ SIN
Child abuse: It is more than just physical pain!
Many parents misconstrue the term “child abuse” since they think that it just only occurs when they use force or cause wounds to their children. However, the insults and sarcasm that we consider as “education” is also a form of violence gradually killing our child’s future.
IKEA – a prestigious Swedish furniture company conducted an experiment at a school in UAE to shed light on the issue: “The power of words”.
IKEA places two plants in glass terrariums at the school’s campus. Both of them were treated strictly with the same amount of water, fertilizer, and sunlight. The only difference was, students said words of criticism to one plant, and words of encouragement to the other.
After 30 days, the way these two plants develop is remarkably different. While the plant is attacked by hateful words died of withered, the other one grew with lush green leaves!
In fact, the property of this experiment still remains its value when applied to humans. Verbal abuse can undermine children’s self-esteem and cause them to fall into negative emotional states. When verbal abuse is particularly severe, victims might be at risk of depression or PTSD (Post-traumatic Stress Disorder). In other words, those who experience verbal abuse as children can be chipped away at academic and social skills as well as damage their ability to form relationships.
A more detailed approach to child abuse
According to WHO, child abuse includes all types of physical or emotional ill-treatment, sexual abuse, neglect, negligence, and commercial or other exploitation, which results in actual or potential harm to the child’s health, survival, development or dignity in the context of a relationship of responsibility, trust or power. Anyone can commit child abuse, including parents, caretakers or other children.
CHILD ABUSE: THE DEVIL CREEPS INTO OUR LIFE
The harrowing reality behind closed doors
Though a couple of weeks have passed since Van An’s funeral, the grief still exists in all Vietnamese hearts and her beloved mother. The more sorrow people feel for Van An, the deeper hatred they feel for her father and his lover – those who upended the life of Van An.
We can see that the gravitas reality of child abuse in Viet Nam today is alarming and children imprisoned by violence still exist somewhere out there. Child abuse can happen anywhere, whether it is a destitute family or an intellectual family, whether in the rural or in the urban. This is a matter worth pondering for each of us.
Unfortunately, still many people are unconscious of the problem’s urgency and pretend like it is just an unnecessary issue
Children lost their way in the dark
On December 8, 2021, UNICEF and the General Statistics Office of Vietnam published the investigation results about the current situation of Vietnamese children. It has shown that up to 70.8% of children aged 1-14 years have been violently sanctioned (psychologically or physically) in the month before being investigated.
This is a pretty high proportion when reflecting on the bad aspects of the national society. Unfortunately, still many people are unconscious of the problem’s urgency and pretend like it is just an unnecessary issue. That indifference resulted in the escalation in the number of children being abused year by year. Who will lift these children out of the darkness when adults choose to remain silent?
LEAVING SCARS FOR CHILDREN: WHICH EXCUSES WILL BE MADE?
“Spare the rod, spoil the child” – The most common educational method of Vietnamese parents
Applying old-fashioned teaching method
From the distant past to the present day, Vietnamese people have an ingrained thought about education called “Spare the rod, spoil the child”. However, the development of our society along with the integration of the Western education system has raised a question for all Vietnamese parents: Does this antique educational credo bring about the desired results?
Invisibly, this method causes a fatal conflation of “true education” with “violence under the cloak of education”. The border between these two, according to psychological study, is actually pretty narrow. Once adults beat their children, they will get momentary complacency from suppressing others or inciting aggressive behaviours. This might pervert the original aim of education and turn into a new creation known as “abuse”.
When children have to incur the wrath from their parents
The burden of making ends meet, the depression from a miserable marriage unintentionally make adults find a way to reveal their own impasse. As a result, they choose the simplest but negative way: scolding and hitting their children.
“The silence of the lambs”
Albert Einstein once said: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything.”
Apathetic from outsiders is among the reasons causing child abuse. Perhaps they are avoiding troubles, perhaps they cannot muster all of their courage up to fight for justice or perhaps they just want to ignore them.
Ironically, silence is a speechless knife that indirectly clips children’s wings of freedom and abets atrocities in society. Child abuse still remains an unresolved issue unless people stop thinking it is none of their business and act instead.
WOUNDS THAT TIME CANNOT HEAL
When the victims are immature and innocent children, child abuse is an unforgivable crime. Children suffer significant physical and mental effects as a result of violence.
Victims’ body was covered in bruises
Bloody wounds, bruises all over the body, and scars that never heal are all warning flags indicating that people’s morals are deteriorating.
In the situation of four-year-old Hao, whose mother cut his fingers with scissors and chopped his heels with a knife, he lost half of his health and lived the rest of his life as a crippled person. Van An, an eight-year-old girl who had been abused by her stepmother for a long time, died in a tragic instance.
Instead of having pleasure and learning at the appropriate age, they are mercilessly tortured and abused, resulting in serious injuries, long-term consequences, or even death.
Children’s soul is tainted with black
Violence not only torments the victim’s body, but also fractures the child’s innocent soul, resulting in melancholy, sorrow, and intense anxiety. They are self-deprecating as a result and are unable to communicate or share with others. More perilous can lead to illnesses including despair, multiple personalities, or even psychosis.
When children who are repeatedly mistreated have enough ability to resist, they will rebel strongly. As in the tragic example of Mrs. Truong Thi Binh and her son, who murdered her husband, father as a result of being maltreated. Or for another instance, three daughters killed their father after years of being tortured and raped, claiming that no one would believe them and that they needed to kill to be liberated. These horrifying situations are becoming increasingly intricate and cruel.
“The psyche of a child is like a blank piece of paper; when drawn, it will be like that.” Like people who experienced an abusive background as children are more likely to mistreat their children as adults. The effects of victimization hit particularly hard on young and powerless children. What would the world look like if people’s goodwill could not compensate for the night’s cruelty?
The groans of society
Child abuse causes many social consequences. Victims and perpetrators of abuse will both suffer negative consequences that limit their ability to contribute to society. In today’s integration period, creating future workforces with poor physical and mental health, a lack of inventiveness, and a lack of initiative.
Furthermore, if violent crimes are not handled thoroughly and promptly, offenders will be tolerated and violent images will be promoted across the community. If the violence continues for an extended period of time with a high frequency, it will be a testimonial to human insensitivity.
EVEN IN THE DARKNESS, THERE IS ALWAYS A LIGHT
Protecting children is safeguarding a nation’s vitality
Save the children, save the world
In truth, all examples of child abuse were discovered too late, and the investigation and condemnation of this behaviour occurred only when the cases were made public or the authorities interfered. Early detection and prevention of child abuse should be prioritized. It must be everyone’s and the community’s duty.
Individuals must be taught human rights and child protection rights, which must be adequately executed and spread across the community. For society, constantly preserving the role of the family as the first cradle for children to grow up, highlighting the role of school in the development of self-defence skills, and as a place to nurture and educate children in a healthy manner.
Organize events such as the forum “Listen to children” for community groups that focus on forming implementation committees and units to protect. Let us contribute together to make a difference to prevent child abuse, and safeguard the country’s future.
*Hotline 111, the national child safety hotline, is a lifeline for children in peril.
Where there is love, there is hope
There are still numerous mirrors that reflect brightly like the sun, illuminating society’s dark corners.
Blue Heart is a wonderful endeavor to protect children and women all around the world, and it is a brilliant light to warm the hearts of those who have been hurt. The campaign includes celebrities and influencers who are utilizing their platforms to speak out against violence. UNICEF, the United Nations Children’s Fund, has joined with the Blue Heart communication campaign to raise awareness about the risk of violence against children and women in Vietnam emergency. Let all people, including parents, carers, and children against abuse strongest.
Blue heart is always ready to save the world
Blue Heart Campaign.
It is important to remember that each child does not choose to be victimized and parents do not raise their children to be murdered or abused. Violence can have devastating emotional, physical, psychological, and financial consequences for individuals. Childhood trauma is a difficult experience to cope with and recover from. Unfortunately, some people may never be able to live in their wishes. That is the reason why cooperation among individuals in the community is like a warm fire, a pain reliever, and the most potent weapon against violence.
When the love of humanity shines, it will be the light that gradually incinerates society’s filth, filters out life’s evil, and eliminates people’s cruelty before the problem of child abuse. Because protecting children is safeguarding a nation’s vitality.
BẠO HÀNH TRẺ EM: MỘT LỖ HỔNG TRONG NỀN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
“Mẹ ơi! Mẹ không được đến thăm con đâu. Ba đã nói là mẹ không được gặp con mà. Mẹ đừng khóc, con không muốn mẹ khóc đâu, mẹ đừng làm V.A. buồn. Mẹ hứa với V.A. là mẹ đừng bao giờ khóc nữa nha!” Những lời tâm tình đến mẹ của V.A. – bé gái tử vong do chính sự bạo hành của người mẹ kế và thái độ dửng dưng của người cha đang lan truyền nhanh chóng và gây nên nỗi thổn thức khôn cùng trước số phận quá đỗi hẩm hiu của em. Tấn bi kịch của cuộc đời V.A. đã dấy lên một hồi chuông thức tỉnh cho toàn thể người dân Việt Nam về tính nghiêm trọng của vấn nạn bạo hành cùng sự cấp thiết của việc tạo môi trường phát triển lành mạnh cho con trẻ.
KHI TỘI ÁC CON NGƯỜI LÀM MẤT ĐI SỰ THUẦN KHIẾT TRONG ÁNH MẮT TRẺ THƠ
Bạo hành trẻ em: đừng nghĩ nó chỉ là về thể xác!
Nhiều bậc cha mẹ hiểu lầm rằng “bạo hành trẻ em” chỉ xảy ra khi họ sử dụng vũ lực, gây nên vết thương in hằn trên thân mình con trẻ. Nhưng thực tế, những lời mắng nhiếc, mỉa mai mà ta tự cho là “giáo dục” cũng là một hình thức bạo lực đang dần dần giết chết đi tương lai của con bạn.
IKEA – hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về vấn đề: “Sức mạnh của ngôn từ”.
Tại khuôn viên trường, IKEA mang đến hai chậu cây được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và điều kiện ánh sáng. Điểm khác biệt duy nhất chính là, một cây sẽ sống trong lời dè bỉu, chê bai từ các học sinh và cây còn lại sẽ nhận được những lời khen ngợi, tình yêu thương của mọi người.
Sau 30 ngày, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Chậu cây bị dọa nạt trở nên héo úa trong khi chậu cây được khen ngợi lại phát triển xanh tươi!
Thực tế cũng đã cho thấy rằng, thí nghiệm này không chỉ đúng khi áp dụng đối với thực vật mà còn có con người. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành bằng lời nói sẽ ngày càng trở nên u uất, chán nản và không còn sự tự tin vào bản thân. Thậm chí còn gia tăng nguy cơ đối mặt với trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Có thể nói họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, công việc, các mối quan hệ hoặc không thể nào đạt được thành công.
Cách nhìn chi tiết hơn về vấn nạn bạo hành trẻ em
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.
BẠO HÀNH TRẺ EM – CON ÁC QUỶ ĐANG LEN LỎI TRONG TỪNG NGÓC NGÁCH CỦA CUỘC SỐNG
Một thế giới đau thương đằng sau cánh cửa lặng im
Dù đã nhiều tuần trôi qua, sự ra đi của bé Vân An vẫn còn để lại nỗi tiếc thương sâu sắc cho toàn thể người dân Việt Nam và người mẹ thân yêu của em. Càng thương em bao nhiêu, người ta lại càng căm ghét sự vô nhân tính của những kẻ máu lạnh đã cướp đoạt đi sinh mệnh của Vân An: cha bé và người tình của hắn ta.
Qua đó, ta thấy được thực trạng bạo hành vẫn luôn là vấn đề gây nhức nhối ở Việt Nam hiện nay và vẫn còn đâu đó rất nhiều trẻ em phải sống trong cảnh tù đày bởi đòn roi. Bạo hành trẻ em có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, dù đó là một gia đình miền quê nghèo hay một gia đình tri thức, dù ở nông thôn hay thành thị và đây cũng là một vấn đề đáng suy ngẫm đối với những mỗi người chúng ta.
Những đứa trẻ bị giam cầm trong đêm đen
Kết quả điều tra về tình hình của trẻ em tại Việt Nam vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) và Tổng cục Thống kê công bố ngày 8/12/2021 đã chỉ ra rằng có tới 70,8% trẻ em từ 1-14 tuổi đã bị xử phạt bạo lực (xử phạt tâm lý hoặc thể xác) trong một tháng trước khi được điều tra.
Đây là một con số khá cao khi phản ánh về khía cạnh không tốt đẹp của xã hội một quốc gia. Tuy nhiên, dường như vẫn còn khá ít người nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và ngó lơ nó như một việc chẳng mấy quan trọng. Sự thờ ơ đó cũng là một nhân tố đóng góp không nhỏ đến việc số trẻ em bị bạo hành tăng nhiều hơn qua từng năm. Ai sẽ đưa em khỏi bóng tối khi người lớn chọn cách lặng im?
LỜI GIẢI THÍCH NÀO CHO NHỮNG VẾT SẸO HẰN LÊN THỂ XÁC VÀ TÂM HỒN CON TRẺ?
Dạy con theo phương châm “ông bà ta có câu”
Xưa nay, người Việt Nam luôn quan niệm: “Thương cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển của xã hội hội cùng với sự du nhập của nền giáo dục phương Tây hiện đại, nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu đây có thực sự là phương pháp đúng đắn để giúp con trưởng thành?
Thực chất, cách giáo dục sai lầm này đã vô hình trung gây ra sự nhầm lẫn tai hại giữa “giáo dục thực sự” và “bạo hành đội lốt giáo dục”. Khoa học tâm lý cho biết những ranh giới ấy thực chất rất mong manh, chưa kể đến khi đánh đập con cái sẽ khiến chúng ta sinh ra cảm giác thỏa mãn khi trấn áp người khác, sự kích động của hành vi bạo lực… sẽ bóp méo đi mục đích giáo dục ban đầu, khiến nó trở thành một hình thù mới mang tên “bạo hành”.
Khi cơ thể trẻ em trở thành nơi trút giận của người lớn
Việc người lớn gặp phải gánh nặng từ cơm, áo, gạo, tiền hay sống trong một cuộc hôn nhân không trọn vẹn đòi hỏi họ tìm chỗ phát tiết cho những bế tắc của bản thân. Những lời rầy la, những trận đòn roi không lý do đánh lên những đứa trẻ vô tội chính là hậu quả nghiêm trọng từ vấn đề đó.
“Sự im lặng của bầy cừu”
Albert Einstein đã từng nói rằng: “Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.”
Sự thờ ơ, vô cảm đến từ mọi người xung quanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành ở trẻ em. Có thể họ sợ phiền phức, có thể họ không đủ can đảm để đứng lên chống lại cái ác hoặc cũng có thể bởi vì tình người bạc bẽo mà họ chọn cách ngó lơ.
Nhưng chung quy lại, im lặng cũng là một con dao thầm lặng gián tiếp cắt đi đôi cánh tự do của trẻ và tiếp tay cho những hành vi tàn ác trong xã hội. Chừng nào người ta còn giữ thái độ “người ngoài cuộc” thay vì bắt tay vào hành động để cứu lấy những đứa trẻ, thì chừng ấy vẫn còn tồn tại vấn nạn bạo hành trẻ em.
CÓ NHỮNG NỖI ĐAU DAI DẲNG TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI
Bạo hành trẻ em là một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ ngây thơ và vô tội. Bạo hành gây ra những hậu quả nặng nề lên thể chất và tổn thương sâu sắc đến tinh thần của các em.
“Đóa hoa màu tím” nở rộ trên thân thể non nớt
Những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nổi dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành tất cả đang rúng lên hồi chuông báo động đỏ cho sự suy đồi đạo đức của con người.
Như vụ việc của bé Hảo bốn tuổi bị mẹ ruột dùng kéo cắt ngón tay, dùng dao cắt gót chân đã khiến bé mất một nửa sức khỏe và sống như người tàn phế cho phần đời còn lại. Vụ án chấn động của bé Vân An tám tuổi bị mẹ kế bạo hành trong suốt thời gian dài đã cướp đi sinh mệnh của em.
Thay vì được vui chơi, học tập đúng với lứa tuổi trẻ thơ thì các em lại bị hành hạ, đánh đập dã man gây ra những vết thương nguy hiểm, mang di chứng lâu dài hoặc thậm chí là tử vong.
Tâm hồn trẻ thơ bị nhuốm màu đen
Bạo hành không chỉ dày vò thể xác là còn làm rạn nứt tâm hồn thuần khiết của các em, mang đến tâm lí chán nản, buồn rầu và lo lắng cực độ. Điều này khiến các em tự ti, mặc cảm, ít giao tiếp hay chia sẻ với mọi người. Nguy hiểm hơn có thể gây ra một số bệnh lí như trầm cảm, đa nhân cách hoặc có thể dẫn đến tâm thần.
Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ phản kháng kịch liệt khi đã đủ khả năng. Như vụ việc mới đây về bi kịch của bà Trương Thị Bình cùng con trai giết hại chồng, cha vì bị bạo hành. Hay vụ án ba cô con gái giết chết cha đẻ do nhiều năm bị đánh , cưỡng bức bởi vì họ nói không ai tin, họ đã chọn cách giết người để được giải thoát. Những vụ án chấn động này ngày càng xuất dày đặc với những hành động phức tạp và man rợ.
“Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, vẽ sao thì sẽ là như vậy”. Những người từng có một tuổi thơ sống trong cảnh bạo hành thường bạo hành lại con cái khi làm cha mẹ. Có thể thấy những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân là đặc biệt nghiêm trọng. Phải chăng phần người lương thiện không thể khỏa lấp được phần con tàn độc ?
Tiếng khóc của xã hội
Nạn bạo hành trẻ em kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội. Nạn nhân lẫn người gây ra bạo hành sẽ chịu những tác động tiêu cực làm giảm sự đóng góp của họ đến xã hội. Tạo ra những lực lượng lao động tương lai có thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu tính chủ động trong thời đại hội nhập ngày nay.
Hơn nữa việc xử lý các vụ việc bạo hành không triệt để, không kịp thời sẽ dẫn đến dung túc cho tội phạm, lây lan các hình ảnh bạo hành ra cộng đồng. Nếu nạn bạo hành kéo dài với tần suất dày đặc sẽ là minh chứng cho hiện tượng vô cảm của con người.
GIỮA MÀN ĐÊM TĂM TỐI, VẪN CÒN LÓE LÊN ÁNH SÁNG ẤM ÁP CỦA TÌNH NGƯỜI.
Cứu lấy các mầm non là cứu lấy tương lai của xã hội
Thực tế cho thấy, các vụ bạo hành trẻ đều được phát hiện quá muộn, việc điều tra, lên án hành vi sai trái này đều xảy ra sau khi các vụ việc được đăng tải công khai hoặc cơ quan chức năng vào cuộc. Cần có các biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện sớm bạo hành trẻ em. Đó phải là trách nhiệm đối với mỗi cá nhân và cộng đồng.
Đối với cá nhân cần được giáo dục về quyền con người, quyền bảo vệ trẻ em, thực hiện tốt và tuyên truyền đến cộng đồng. Đối xã hội, luôn đề cao vai trò của gia đình là cái nôi đầu tiên cho con cái trưởng thành, nhấn mạnh vai trò của nhà trường khi rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân, là nơi nuôi dạy, giáo dục cho trẻ em một cách lành mạnh.
Đối với các tổ chức cộng đồng chú trọng xây dựng các Ban, đơn vị thực hiện, tổ chức các hoạt động như diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”. Hãy chung tay góp sức để đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, bảo vệ những mầm non, bảo vệ tương lai đất nước.
Đường dây nóng 111, đường dây nóng quốc gia về an toàn trẻ em, là cứu cánh cho trẻ em đang gặp nguy hiểm.
Ở nơi ánh sáng của tình yêu lan tỏa
Ngày nay, vẫn có nhiều tấm gương tỏa sáng như ánh nắng mặt trời, soi rọi vào những góc khuất tối tăm của xã hội.
Blue Heart là một nỗ lực tuyệt vời để bảo vệ trẻ em và phụ nữ trên toàn thế giới, và nó là ánh sáng rực rỡ để sưởi ấm trái tim của những người đã bị tổn thương. Chiến dịch bao gồm những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng đang sử dụng nền tảng của họ để lên tiếng chống lại bạo lực. UNICEF, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, đã đồng hành cùng chiến dịch truyền thông Trái tim xanh nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ trong tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam. Hãy để tất cả mọi người, bao gồm cả cha mẹ, người chăm sóc và trẻ em chống lại sự lạm dụng mạnh mẽ nhất.
Trái tim xanh luôn sẵn sàng giải cứu thế giới
Video Chiến dịch Trái tim xanh
Điều quan trọng cần nhớ là mỗi đứa trẻ không chọn trở thành nạn nhân và cha mẹ không nuôi dạy con mình bị sát hại hoặc lạm dụng. Bạo lực có thể gây ra những hậu quả tàn khốc về tình cảm, thể chất, tâm lý và tài chính cho các cá nhân. Chấn thương thời thơ ấu là một trải nghiệm khó khăn để đối phó và phục hồi. Thật không may, một số người có thể không bao giờ có thể sống trong mong muốn của họ. Sự hợp tác giữa các cá nhân trong cộng đồng giống như một ngọn lửa ấm, một liều thuốc giảm đau và một vũ khí mạnh mẽ nhất để chống lại bạo lực.
Khi tình người tỏa sáng sẽ là thứ ánh sáng thiêu lụi dần những lấm lem, bụi bẩn của xã hội, lọc cặn cuộc sống, bứt bỏ những hành vi tha hóa của con người trước vấn nạn bạo hành trẻ em. Bảo vệ trẻ em là bảo vệ nguồn sinh khí của một quốc gia dân tộc.
NEW WORDS:
grief (n): very great sadness, especially at the death of someone (nỗi thương tiếc)
escalation (n): a situation in which something becomes greater or more serious (sự gia tăng)
credo (n): a set of beliefs that influences the way you live (tôn chỉ)
impasse (n): a situation in which further development is impossible (những bế tắc)
atrocities (n): an extremely cruel, violent, or shocking act (những hành động vô nhân tính)
crippled (adj): someone who is crippled has serious injuries that affect their ability to walk or move (què quặt)
self-deprecating (adj): trying to make yourself, your abilities, or your achievements seem less important (tự ti)
compensate (v): to pay someone money in exchange for something that has been lost or damaged or for some problem (bù lại)
perpetrator (n): someone who has committed a crime or a violent or harmful act (thủ phạm)
self-defence (n): protection of yourself, either by fighting or discussion (sự tự vệ)
incinerates (n): places to burn something completely (lò thiêu)
Bài viết được thực hiện bởi: Đức Thịnh, Diễm Quỳnh, Hà Thương, Hồng Nhung
Hình ảnh: Phương Nam
ACADEMIA: Sản phẩm của BELL CLUB UEH
một ngày đọc một bài, học một vài từ vựng, biết thêm nhiều thông tin. Bổ ích lắm ạ.