
On 10/12/2021, Hoi An ancient town signed a commitment to eliminate the consumption of cat and dog meat, becoming the first locality in Vietnam to attempt radical protection of animals. Animal welfare, in general, is on the threshold, but much work has to be done before our dream comes true.
(Vietnamese version below)
INTERPRETATION OF THE TERM “ANIMAL WELFARE”
Animal welfare – The onset of an aged term
The Terrestrial Animal Health Code of World Organization For Animal Health states: “Animal welfare means the physical and mental state of an animal in relation to the conditions in which it lives and dies.”
Animals experience good welfare if they are physically and mentally healthy. In addition, they have the freedom to express their natural behaviors and receive appropriate care, such as disease prevention and veterinary provision, shelter, a stimulating and secure environment, humane handling, and slaughtering or killing.
Animal welfare helps not only animals, but humans can take advantage out of it
Scientific research shows that human psychological states and animal treatment remain an indissoluble bond.
Pet therapy makes use of animal companionship to alleviate people with physical and mental health issues. In contrast, intentional cruelty to animals may serve as a warning, since it is strongly correlated with other crimes against people, including violence and brutal savagery.
Besides, properly-conducted animal welfare also leads to profit and production advantages in farm breeding.
When the cattle are healthy and happy, their appetite and fertility rates improve. That means the animals can be heavier in weight at weaning and more productive. Furthermore, the quality of animal products (meat, furs, etc) is enhanced by conducting humane slaughtering, since it prevents the production of quality-degradable chemicals, which emerge in the cattle’s state of fear.
WHEN HUMANS BECOME ANIMALS’ DEADLY HORROR
On 29/10 in Hanoi, a young man ruthlessly burned a cat alive. The video spread like wildfire on the Internet with many people condemning him for being cruel to his own cat just in the burst of negative emotions. The cat was suffering from severe injuries and frightened after the incident.
Animals are falling victim to human menacing actions
Moreover, what people have done for years would leave animals in pain.
The physical structure of elephants is not ideal for transporting humans. After years of carrying heavy loads on their backs, elephants are prone to chronic joint problems, spinal cord injuries, and even intestinal diseases. Their feet are not built for walking on hard surfaces such as cement and the hefty passenger seat can also damage their skin and create abscesses.
As a rustic “tradition” in many regions, Vietnamese and Asian people keep eating dog and cat meat. “Dog meat” appears on the dining table and even in the historical literature works, demonstrating how deeply it was ingrained in the locals’ daily lives. Some people claim it is a cruel habit, but others argue that the eating of dog and cat meat represents a cultural practice dating back to our ancestor’s time. As years pass by, it still remains a controversial issue.
Sadly, five million dogs and one million cats are ready for serving every year in Vietnam, showing a hefty figure.
Stealing pet dogs for meat in Vietnam
LAWS FOR ANIMAL WELFARE IN VIETNAM: EASIER SAID THAN DONE!
Surprisingly, the Vietnamese Government has already passed a law regarding animal welfare, which came into force in 2020. However, you can see its influence is abysmal, and there is still little recognition for the problem. This is due to many barriers to exerting the law’s effects.
The biggest issue is people’s awareness. Education is a key component in creating compassion for animals. Sadly, there are few educational programs or even advertisements to spread the understanding of animal welfare in Vietnam, making this problem non-existent in most people’s minds. Consequently, little influence is generated to make real changes in the movement.
What are some barriers to exerting animal welfare laws?
Factually, animal cruelty has long been one of Vietnam’s “cultural specialties”. The Do Son Buffalo Fight or chicken fighting is a part of our tradition, while animal-related activities like elephant riding are some of our most profitable tourist attractions. And seeing how the dog-eating “tradition” always sparks huge conflicts whenever it is mentioned shows the greatness of the challenges lawmakers face when enacting an appropriate animal protection law.
Last but not least, the size and complexity of the Vietnamese production network are also huge barriers. Complete supervision is impossible in our country, where there are a countless number of factories. Due to that variety, a valid law is hard to formulate and apply, since people will come up with one way or another to slip through its cracks.
MEDIA – A SECRET TRUMP CARD IN PROMOTING ANIMAL WELFARE IN VIETNAM.
What has been done so far
The story of the murder of 15 dogs in Ca Mau province was spread on many media platforms and created a huge opposing wave from the netizen, forcing the authority to take appropriate corrective actions. It was also a wake-up call for the Vietnamese people on the animal welfare matter.
This is not the first time the media had a positive influence on animal welfare either. Back in 2014, thanks to the enormous network of Internet users, the cruelty of gruesome festivals like Buffalo Fight or Nem Thuong Pig Slaughtering was widely exposed, creating huge buzz and forcing the authority to re-adjust their characteristics.
Why is social media especially influential in Vietnam’s animal welfare?
Just from one story of 15 dogs’ murder, we can already spot so many flaws in our country’s animal protection law.
On the point of legality, the authority has violated the victims’ obsession rights, killing their pets without consent. On the point of morality, it was a barbaric and unethical act taking 15 lives. There hasn’t been any report on pets being the intermediary of COVID, yet they still dared to ruthlessly commit such crimes while claiming to be “law abiders”.
Social media can be a mighty weapon to fight for animal rights
When the law fails to protect, the people have to stand up for themselves, and social media is a powerful weapon to do so. Vietnam has a tremendous network of Internet users, and when united, it can create massive impacts. Nothing creates a more concrete call for action than opinions presented by the majority, that is the truth.
Increasingly the case, traditional media has followed social media trends and they too have been giving much more coverage to animal protection and welfare issues which has been hugely beneficial to increasing awareness and conducting successful campaigns in the country.
The wide generation gap, plus an age-long tradition of animal cruelty making animal rights too much of an absurd thought to think of for most Vietnamese. However, that mindset is no longer appropriate, and now we Vietnam’s youth must integrate into a globalized world via the internet, starting from ensuring animal welfare.
Social media – The ally of all animals.
One reason why social media is important in supporting animal rights is it allows easier participation in the campaigns. Supporters can be from all walks of life, and they can spread messages to hundreds of people in a click.
This video, belonging to an animal protection group, got 64 millions views! Crazy, right?
Animal protection groups also use their websites to inform people about animal welfare or report animal cruelty. They also promote, fundraise, or even host virtual events on their social media. Considering the popularity of cute animals videos online, it is sensible that they decide to call for support from Internet users in this form.
We cannot forget the vocality of Internet users, too. Thanks to modern technology, information can be spread widely and quickly, gathering the opinions of thousands of people in the blink of an eye. As a result, many more voices and opinions are more easily heard and cause a much bigger impact than any single person could.
Promoting animal welfare is no easy feat, especially with the current social and economic situation of Vietnam, but it is not impossible either. Thankfully, social media is here to help us if used correctly, especially in spreading awareness of animal rights. Once the people have been equipped with sufficient knowledge, the rest of the fight will become much simpler. It may take years to change a system though, however, the benefits on Vietnam’s economic and global standing will be worth it.
NEW WORDS:
Indissoluble (adj): Unable to be destroyed; lasting/ Không thể dứt
Integrate (n): Combine/ Hội nhập.
Hefty (adj): Large, heavy, powerful/ Nặng nề
Wean (v): Stop feeding babies/ young mammals their mother’s milk/ Cai sữa
Trump card (n): A valuable resource that may be used/ Công cụ hữu ích
Abider (n): Someone who obeys the laws or rules/ Người tuân thủ.
Exerting (adj): Apply; bring into force/ Áp dụng, thi hành
Condemn (v): Convict, criticize/ Lên án, chỉ trích
Spread like wildfire (phr): To become known very quickly/ Lan rất nhanh
Abysmal (adj): Extremely bad; terrible/ Tệ hại
PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT TẠI VIỆT NAM: HỒI CHUÔNG THÚC GIỤC TỪ THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
Ngày 10/12/2021, thành phố Hội An đã ký cam kết loại bỏ việc tiêu thụ thịt chó mèo, trở thành địa phương đầu tiên ở Việt Nam có những nỗ lực triệt để trong việc bảo vệ động vật. Phúc lợi động vật, nhìn chung, đang ở bước đầu thành hình, nhưng chúng ta còn nhiều việc cần làm trước khi có thể hiện thực hóa được điều này.
GIẢI MÃ THUẬT NGỮ “PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT”
Phúc lợi động vật – Sự khởi đầu của khái niệm cũ
Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của Tổ chức Thú y Thế giới quy định: “Phúc lợi động vật có nghĩa là trạng thái thể chất và tinh thần của động vật liên quan đến điều kiện sống và chết của chúng.”
Động vật được hưởng phúc lợi tốt nếu chúng khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, chúng có quyền tự do thể hiện các hành vi bản năng và nhận được sự chăm sóc thích hợp, chẳng hạn như được cung cấp phòng bệnh và dịch vụ thú y, môi trường sinh sống an toàn và khuyến khích, được đối xử, giết mổ hoặc giết thịt một cách nhân đạo.
Phúc lợi động vật không chỉ dành cho động vật, con người vẫn được “lợi”
Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trạng thái tâm lý của con người có một mối liên kết khắng khít với cách họ đối xử với động vật.
Liệu pháp trị liệu bằng thú cưng tận dụng sự bầu bạn của động vật với con người để xoa dịu những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngược lại, những hành vi đối xử tàn nhẫn có chủ đích đối với động vật trở thành những cảnh báo, bởi vì chúng có mối liên quan đến các hành động phạm pháp, bao gồm cả việc sử dụng bạo lực và những hành vi tàn nhẫn khác.
Bên cạnh đó, phúc lợi động vật khi được thực hiện đúng cách sẽ mang đến lợi nhuận và lợi thế sản xuất trong chăn nuôi.
Khi gia súc cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ, sự thèm ăn và tỷ lệ sinh sản của chúng sẽ được cải thiện. Điều đó có nghĩa là con vật có thể trọng nặng hơn khi cai sữa và cho năng suất cao hơn. Không dừng lại ở đó, chất lượng của các sản phẩm động vật (thịt, lông thú, v.v.) được nâng cao khi các biện pháp giết mổ nhân đạo được áp dụng, vì nó sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của các các tác nhân hóa học làm giảm chất lượng thịt, vốn được sản sinh khi con vật ở trong trạng thái sợ hãi.
KHI CON NGƯỜI TRỞ THÀNH “THẦN CHẾT” ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT
Vào ngày 29/10 tại Hà Nội, một nam thanh niên đã nhẫn tâm thiêu sống một con mèo. Đoạn video ghi lại cảnh tượng ấy đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên Internet, cùng với nhiều lời lên án thanh niên đã đối xử tàn nhẫn với chính mèo của mình trong phút bùng phát cảm xúc. Chú mèo bị thương nặng và rơi vào trạng thái vô cùng hoảng loạn nhiều ngày sau vụ việc.
Hơn nữa, những gì con người đã và đang làm trong một thời gian dài có thể gây đau đớn cho động vật.
Cấu trúc cơ thể của voi không phù hợp để chở người. Sau nhiều năm mang vác trên lưng, voi dễ mắc các bệnh mãn tính về khớp, chấn thương tủy sống, và thậm chí là bệnh đường ruột. Bàn chân của chúng không phù hợp để di chuyển trên những bề mặt cứng ví dụ như xi măng, ghế hành khách quá nặng cũng có thể gây ra những tổn thương da và hình thành áp xe.
Được xem như là một “truyền thống” dân dã ở một số vùng, người Việt Nam và châu Á vẫn tiếp tục ăn thịt chó mèo. “Thịt chó” xuất hiện trên các bàn ăn và cả trong những tác phẩm văn học, chứng tỏ rằng món ăn này đã thực sự ăn sâu vào đời sống hàng ngày của ta như thế nào. Một số người cho rằng đó là một hủ tục tàn nhẫn, nhưng một số khác lại lý lẽ rằng việc ăn thịt chó mèo thể hiện một tập tục văn hóa có từ thời tổ tiên. Nhiều năm trôi qua, đó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Đáng buồn thay, năm triệu con chó và một triệu con mèo vẫn bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam, quả là một con số khổng lồ.
LUẬT VỀ PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT TẠI VIỆT NAM: NÓI DỄ, LÀM KHÓ!
Một sự thật ngạc nhiên rằng, Việt Nam đã đưa vào thi hành một điều luật quy định về phúc lợi động vật vào năm 2020. Tuy vậy, dễ thấy rằng ảnh hưởng của nó rất mờ nhạt, và vẫn chưa có nhiều chuyển biến đến vấn đề này. Nguyên nhân là do vẫn còn nhiều rào cản trong việc thực thi điều luật ấy.
Vấn đề lớn nhất là ở nhận thức của người dân. Giáo dục là nhân tố tối quan trọng trong việc hình thành tình yêu thương động vật, ấy vậy mà tại Việt Nam, hầu như không có những khóa đào tạo, thậm chí là quảng cáo, nhằm nâng cao kiến thức về phúc lợi động vật, khiến ngay cả suy nghĩ về vấn đề này cũng không hề xuất hiện trong suy nghĩ của đa số người dân. Hậu quả là không có đủ sức ép để tạo nên sự thay đổi trong phong trào này.
Thú thực rằng, ngược đãi động vật từ lâu đã là một phần “đặc sắc văn hóa” của Việt Nam. Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn hay chọi gà là một phần truyền thống của nước ta, trong khi các hoạt động liên quan đến động vật như cưỡi voi là những thú vui đem lại nhiều giá trị về du lịch. Chỉ cần quan sát xem vấn đề ăn thịt chó đã làm dấy lên bao nhiêu cuộc tranh cãi nảy lửa cũng đủ cho ta thấy độ phức tạp của những vấn đề các nhà làm luật phải giải quyết để xây dựng một điều luật bảo vệ động vật phù hợp.
Chưa hết, quy mô và độ phức tạp khổng lồ của hệ thống sản xuất tại Việt Nam cũng là những rào cản không hề nhỏ. Việc giám sát triệt đề là bất khả thi ở nước ta, khi có tới hàng trăm nghìn cơ sở sản xuất trên khắp đất nước. Chính vì sự đa dạng đó, rất khó để đề ra và thực thi một điều luật thực sự hiệu quả, vì sớm muộn thì người dân vẫn sẽ mò ra những lỗ hổng để lách luật.
TRUYỀN THÔNG: “CON ÁT CHỦ BÀI” TRONG PHONG TRÀO VÌ QUYỀN ĐỘNG VẬT TẠI VIỆT NAM
Những thành công bước đầu
Câu chuyện về cái chết của 15 chú chó tại Cà Mau được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm dấy lên làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ từ cộng đồng mạng, buộc chính quyền phải thực hiện những biện pháp khắc phục. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam về vấn đề súc quyền.
Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông tạo ảnh hưởng tích cực đến phong trào ủng hộ quyền động vật. Vào năm 2014, nhờ mạng lưới người dùng mạng khổng lồ tại Việt Nam mà những hình ảnh đau lòng của các lễ hội dã man như Chọi trâu Đồ Sơn hay Mổ lợn Nem Thượng đã bị phơi bày, buộc chính quyền phải điều chỉnh lại tính chất của chúng.
Tại sao truyền thông lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến đòi phúc lợi động vật tại Việt Nam?
Chỉ từ một câu chuyện tiêu hủy chó tại Cà Mau thôi mà ta đã chỉ ra rất nhiều vấn đề trong hệ thống quyền động vật của Việt Nam.
Trên quan điểm pháp lý, chính quyền đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của nạn nhân khi tiêu hủy thú cưng của họ mà không thông báo. Về mặt đạo đức, đây là một hành động tàn độc khi cướp đi 15 sinh mạng mà không có sự động lòng. Chưa hề có một bằng chứng khoa học nào về việc thú cưng làm vật trung gian lây nhiễm virus COVID-19, vậy mà họ vẫn ngang nhiên gây ra tội ác trong khi tự xưng là “nhà hành pháp”.
Khi luật pháp không còn đủ sức bảo vệ, thì người dân phải đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình, và mạng xã hội là một vũ khí hiệu dụng để làm điều đó. Việt Nam có một mạng lưới người dùng mạng xã hội khổng lồ, và khi hợp lại sẽ gây ra một cơn chấn động cực lớn. Không điều gì có tính thôi thúc hành động nhiều hơn những lời kêu gọi mang tính số đông.
Càng ngày càng nhiều những trường hợp những phương tiện truyền thông cổ điển hơn (TV, radio,…) bắt theo xu thế của mạng xã hội và càng ngày càng dành nhiều sự chú ý hơn cho phúc lợi động vật. Điều này là cực kỳ có lợi trong việc tăng nhận thức và hiểu biết của người dân về vấn đề này.
Khoảng cách thế hệ quá lớn, cộng với truyền thống ngược đãi động vật lâu đời khiến vấn đề phúc lợi động vật bị cho là thừa thãi và vô ích bởi đại đa số người Việt Nam. Tuy vậy, tư duy ấy không thể được chấp nhận nữa, và đến lượt người trẻ chúng ta hòa vào một xã hội toàn cầu hóa qua Internet, bắt đầu bằng việc xóa bỏ hoàn toàn ngược đãi động vật.
Mạng xã hội – Đồng minh của mọi loài vật
Một lý do mà mạng xã hội lại quan trọng đến vậy trong việc ủng hộ quyền động vật chính là nó giúp đơn giản hóa việc tham gia đấu tranh rất nhiều. Người ủng hộ có thể đến từ mọi nơi và tầng lớp, và chỉ cần một cái click chuột, họ đã có thể truyền rộng thông điệp đến hàng nghìn người.
Các nhóm bảo vệ động vật cũng dùng website làm phương tiện để truyền bá kiến thức hay thậm chí là phản ánh thực trạng ngược đãi động vật. Họ cũng tổ chức quảng bá hay gây quỹ trên những trang truyền thông của mình. Nhìn vào độ nổi tiếng của những video về khoảnh khắc dễ thương của vật nuôi thì ta cũng thấy được rằng việc lựa chọn hình thức quảng bá này là hoàn toàn hợp lý.
Ta cũng cũng không thể không nhắc đến sức ảnh hưởng to lớn của người dùng mạng. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, thông tin có thể được truyền đi trong nháy mắt, thu hút ý kiến của hàng nghìn người dùng mạng xã hội. Nhờ vậy, nhiều tiếng nói và tâm sự được lan tỏa hơn và tạo nên ảnh hưởng lớn hơn bất kì một cá nhân nào.
Đẩy mạnh phong trào phúc lợi động vật hoàn toàn không dễ dàng, nhưng cũng không hề bất khả thi. May mắn thay, mạng xã hội ở đây để giúp chúng ta nếu khai thác đúng cách, đặc biệt trong việc lan tỏa ý thức trong vấn đề. Một khi người dân đã được trang bị đầy đủ kiến thức, mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy vậy, thay đổi một hệ thống là công việc cần nhiều năm, nhưng những lợi ích về kinh tế và vị thế trên toàn cầu của nước ta là hoàn toàn xứng đáng.
Bài viết: Minh Hạnh, Diễm Thi, Thanh Tâm, Đức Thịnh
Hình ảnh: Hồng Liên
ACADEMIA: Sản phẩm của BELL CLUB UEH