The term “social comparison theory” was coined in 1954 when Leon Festinger, an American social psychologist, observed that people were constantly seeking honest assessments of themselves, and as a result, they began to make comparisons to others to comprehend who they are in a world of more than 7 billion people. So, based on the article below, we might be able to deduce some fascinating facts regarding this tendency.
(Vietnamese version below)
COMPARISONS – A NATURAL ATTRIBUTE OF HUMANS
Even as a child, we envied a friend or sibling when they had a better toy. Growing up and fantasizing about an ideal family, we teach our children to be like this or that, drawing a comparison with “excellent/outstanding neighboring kids”.This perpetual cycle never goes away, just always exists and extends throughout our lives.
Those are the times when we create the social comparison trap. Your brain always automatically activates the “mental calculation” switch between yourself and everyone around you. It is considered as a natural phenomenon that stems from the instinct as well as the sensitive and flexible brain of human beings. We all rely on those everyday measurements to fill in the gaps of uncertainties about ourselves.
WHAT DO WE REAP FROM COMPARISONS?
How do we scrutinize ourselves and society?
Running time, or the quantity of work completed in a given period, can be used to evaluate an athletic performance or a person’s productivity. Other comparisons, on the other hand , are more challenging due to the lack of a genuine metric. For instance, how can we determine whether a political viewpoint is “true” or what makes a person good or bad? When we don’t have objective standards to assess against, we prefer to compare ourselves to others, based on similar characteristics in terms of gender, age or even experience….. Therefore social comparisons will be distinguished into 2 forms: Upward social comparison and Downward social comparison
Upward comparison: Many individuals compare themselves to people who they perceive are “better” than them. This will frequently aid us to strive to improve ourselves by constantly learning, seeking, absorbing information and experiences in order to become a better version of who we are. Like in studying, we often compare ourselves with students with higher grades, top – notch schools and many more accomplishments to evaluate our current learning capacity. So we would passionately work harder to emulate them.
Downward comparison: This can be seen as the urge to compare yourself to someone who seems inferior to you (in a certain way). Specifically, when we receive low marks or a poor record, placing ourselves in a position of lower success, allows ourselves to believe, “Well, it doesn’t appear that I’m that bad.” This will somehow push your steretorin and cause a little time of serenity.
Understand that “every coin has two sides”
The positiveness of comparison
We are frequently attempting (consciously or subconsciously) to self-reflect or improve ourselves by contrasting between us and individuals. It also assists us in defining our strengths in various facets of life. When we find the right way of admiring somebody, having a good role model is such a motivating example, we might aspire to follow in the footsteps of them and put ourselves into an upper level.
Comparison – the thief of joy
Many of us will fall into the “position bias” trap because we constantly focus on the “upper” folks while disregarding the “lower” ones due to our tendency of overusing upward comparison. We will unintentionally compare ourselves to those who are wealthy, fulfilling, and have a successful life, as we do every day when we surf social media. Since then, we’ve developed a sense of inadequacy, a jumble of complex sentiments about ourselves, and even envious behavior. Furthermore, continually contrasting us with someone who is assumed to be worse than ourselves to reassure us, so that we can feel less ashamed and avoid losing face but for a long time, this habit will eventually build a state of dependence and make us lack desire.
Many corporations employ the social comparison theory in their commercials, by portraying a youthful, attractive model with an enviable lifestyle, or some form of opulent luxury – For example, advertisements for laundry detergent and softener. They use the image of a celebrity in the limelight, and while the product appears a few times throughout the ads, the overall picture is unrelated to the main product. The company expects that people would compare themselves to models on social media. Viewers will be envious of the model, wishing to wear Downy or Comfort fragrances and live a fantasy life similar to them
This will dramatically cause many people, including ourselves, to wonder: “Am I living a decent life?” or “What am I doing to myself?”… Since then we would trigger self-doubt, remorse, and even negative self-esteem.
The social line will eventually become so strengthened because we all look at each other as “enemies”, we just want to take the spot where our friend is, even fretting when they become more successful than us.
And most of all, everyone wants life to be beautiful and harmonious between people. Let’s take a look at a few “how-tos” for proper social comparison.
STOP COMPARING, START LIVING YOUR OWN LIFE
Stop thinking I’m a wimp or the world’s ruler
There are still numerous ways we can “push” our own self-esteem up without continually chasing after other people’s success or pulling someone down to make us feel confident and proud of ourselves, which is an unhealthy act.
Keep in mind that comparison is always unbalanced, that no one understands where other people’s accomplishments come from, that it’s all a subjective view, and since we have done ourselves an injustice. We are all unique individuals who were born and raised in different circumstances, and we all make a difference. Let your energy shine to accomplish great things.
Showing gratitude towards all in your possession is key
Give us the energy we need to be grateful for what we have, to open our hearts and love ourselves more, and to remember that loving yourself is not the same as being selfish, but purely positive emotion and comparing yourself with others is a signal of not respecting your value.
Treat our inner child the same way we do for people.It might be as simple as singing in the bathroom, skincare or eating your favorite treats. Just do whatever makes you feel at ease and don’t pay heed to those who think you’re weird or it’s an act of selflessness; ignore them and live your best life.
Mastering social media platforms entails mastering oneself
Allowing oneself to fall victim to the “virtually absorbed lifestyle” trend is not a swell idea. When you see updates from others, bear in mind that it’s simply a small slice of their lives that doesn’t necessarily reflect their genuine lives, facing the social public, we all try to show our best side, the best mood, remember this. And when you begin to feel uneasy and lose your mood when viewing someone’s update, you should boldly hide it and stop following them on social media in order to provide yourself with the most relaxed moments possible while surfing the web. Since it’s human nature to be continually curious about the world around us, this can seem extremely tough for some people. We should, nevertheless, maintain a calm demeanor.
NEW WORDS & TEST: Click here
Coin (v): to invent a new word, term or expression that can be used in a specific situation.(bịa ra, đặt ra)
Ex: Kraft coined the term “middle America” in the 1960s
Attribute (n): a characteristics or quality that someone or something inherently has (đặt tính, thuộc tính)
Ex: Resilience is a necessary attribute of our army.
Fantasize (v): to imagine something satisfactory but unlikely to happen (mơ tưởng, viễn vông)
Ex: she keeps fantasizing about an opulent wedding with her crush
Perpetual (adj): everlasting, permanent (liên tục, vĩnh cửu)
Ex: he is so tired of her perpetual criticism about his cooking
Scrutinize (v): examine something thoroughly (soi xét, săm soi)
Ex: she scrutinizes their facial expression to find out who is lying to her.
Inadequacy (n) lack of confidence (bất cập)
Ex: I always suffer from feelings of inadequacy when I have to make a public speech.
Opulent (a) luxurious (sang trọng)
Ex: He lived an opulent lifestyle that included travelling and fashion
In the limelight (phrase) under spotlight (dưới ánh hào quang)
Ex: Due to the successful of her new movie, now the actress is always in the limelight, full of love and attention
Fret (v) to get nervous (lo lắng, căn thẳng)
Ex: Whenever the final semester test comes, students always are fretting
Pay heed to (v) to pay attention to something (chú ý đến)
Ex : Pay heed to vehicles approaching while crossing the road is very important
Demeanor (v) behavior and attitude (phong thái)
Ex: She has the demeanor of a woman who is content with her life.
SO SÁNH XÃ HỘI: HÃY LÀ CHÍNH MÌNH, ĐỪNG LÀ AI KHÁC
Thuyết so sánh xã hội xuất hiện lần đầu vào năm 1954 bởi nhà tâm lý học người Mỹ Leon Festinger, khi ông nhận thấy rằng mỗi người chúng ta ai cũng không ngừng tìm kiếm những định nghĩa đúng về bản thân, và do đó bắt đầu so sánh với những người xung quanh để nhận ra, bản sắc riêng của mình là ai trong thế giới 7 tỷ người. Bài viết dưới đây sẽ khiến chúng ta hiểu rõ hơn về xu hướng so sánh, cũng như những đặc điểm có thể ta đã chưa hiểu rõ về học thuyết này.
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI LÀ SO SÁNH
Khi còn là một đứa trẻ con, chúng ta ganh tỵ với anh chị em hay với đứa bạn về món đồ chơi họ có mà mình lại không. Lớn lên vẽ nên một bức tranh về một đời sống gia đình hoàn hảo, ta dạy những đứa trẻ rằng chúng phải thế này thế kia giống như “con nhà người ta”, và vòng tuần hoàn ấy cứ thế tiếp diễn. Ta đã vô tình tạo ra bẫy “so sánh xã hội” mà chẳng hề hay biết.
Bộ não tinh tường của bạn luôn bật “công tắc tính nhẩm” về những khác biệt của bản thân và mọi người xung quanh, việc này được giới nghiên cứu được xem như là một hoạt động tâm lý hoàn toàn bình thường ở con người. Chúng ta ai cũng dựa vào những cái so đo thường ngày đó để lấp đầy những khoảng bất định về bản thân…
CHÚNG TA NHẬN ĐƯỢC GÌ QUA NHỮNG PHÉP SO SÁNH
Ta đã săm soi mình và xã hội như thế nào?
Một hoạt động thể chất, một công việc được xem là đạt năng suất có thể lần lượt được đánh giá qua số lần chạy một vòng sân hay số deadlines mà ta hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể. Nhưng vẫn có những phép so sánh khó để xác định, giả dụ như thế nào là một quan điểm chính trị được cho là “đúng đắn”, hay ta định nghĩa một người là tốt hay xấu dựa và đâu?
Khi thiếu đi những chuẩn mực khách quan, chúng ta sẽ thường dựa vào những cá nhân khác, những người có cùng đặc điểm về giới, độ tuổi hay thậm chí là kinh nghiệm….để đánh giá. Lúc này học thuyết về so sánh sẽ chia thành hai dạng tiêu chuẩn là:
So sánh trên: Nhiều cá nhân hay so sánh mình với những người “tốt hơn” so với họ. Lối so sánh này thường giúp chúng ta nỗ lực cải thiện bản thân bằng cách không ngừng học hỏi, tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, kinh nghiệm để trở thành một phiên bản tốt hơn. Ví dụ như trong học tập, ta thường so sánh bản thân mình với những bạn có thành tích xuất sắc hơn, đạt được nhiều thành tựu để nhận định sức học hiện tại của bản thân và từ đó cố gắng phấn đấu học hành chăm chỉ hơn.
So sánh dưới: Đây được xem như là xu hướng so sánh bản thân mình với một người mà được như kém cạnh hơn ta ( ở một khía cạnh nhất định nào đó). Chẳng hạn như khi ta bị một con điểm kém hay một thành tích không tốt, đặt bản thân vào một đối tượng có thành tích càng thấp hơn ta để bản thân mình nghĩ rằng “Chà có lẽ mình cũng chả tệ đến thế”.
Mọi sự so sánh đều tồn tại 2 khía cạnh song song
Xét trên mặt tích cực: Ta sẽ hình thành ý thức về việc xem xét, nhìn lại những thiếu sót của bản thân, học hỏi từ những người khác, và giữ cho chúng ta không bị tụt lại quá xa với tiềm năng của mình. So sánh một cách tích cực cũng giúp chúng ta đánh giá bản thân trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Hay việc thần tượng, có cho mình một hình mẫu lý tưởng lấy đó làm nguồn cảm hứng tích cực để xây dựng bản thân tốt hơn theo họ.
So sánh – kẻ cắp niềm vui
Phép “so sánh trên” nếu bị lạm dụng sẽ khiến nhiều người rơi vào bẫy “thiên kiến vị trí”, đó là khi chúng ta mãi tập trung vào những người “nhóm trên” mà lại bỏ qua những người “nhóm dưới”. Chúng ta sẽ vô tình đặt mình lên bàn cân với những người giàu có, hạnh phúc, có một cuộc sống viên mãn, như cách mà chúng ta vẫn làm hàng ngày khi lướt mạng xã hội. Kể từ đó, đã vô tình phát triển cảm giác thiếu sót, hình thành một mớ hỗn độn của những cảm xúc phức tạp về bản thân, và thậm chí cả hành vi đố kỵ. Hơn nữa, việc liên tục đối chiếu với một người được cho là kém hơn mình để trấn an, hay đơn giản là bớt xấu hổ và mất mặt lâu dần sẽ tạo nên trạng thái ỷ lại và khiến ta thiếu đi nhiệt huyết để cố gắng cải thiện bản thân.
Nhiều công ty đã sử dụng lý thuyết so sánh xã hội trong các quảng cáo của họ, chẳng hạn như các hãng nước giặt xả đã sử dụng hình ảnh người mẫu vô cùng lộng lẫy trên thảm đỏ xuyên suốt đoạn quảng cáo, mặc dù chai nước xả cũng có xuất hiện một vài lần, nhưng tổng thể thực sự không liên quan đến sản phẩm chính. Công ty tin rằng trên mạng xã hội người xem sẽ so sánh bản thân họ với người mẫu. Người xem sẽ ghen tị với người mẫu đến mức họ cũng muốn sở hữu nước hoa Downy hay Comfort và sống một cuộc sống lý tưởng như thế. Điều này sẽ khiến nhiều người, bao gồm cả chính chúng ta, tự hỏi: “Mình có đang sống tử tế không?” hoặc “Mình đang làm gì với bản thân vậy?” … Từ đó sẽ nảy sinh sự tự nghi ngờ, hối hận và thậm chí là những cảm giác tiêu cực.
Các mối quan hệ xã hội sẽ trở nên vô cùng căng thẳng bởi vì tất cả chúng ta đều coi nhau như “kẻ thù”, chúng ta chỉ muốn giành lấy vị trí của bạn mình, thậm chí đố kị khi thành công của họ vượt mặt chúng ta…
Và hơn hết, ai ai cũng mong cuộc sống trở nên tươi đẹp và hòa hợp giữa người và người. Hãy cùng đọc tiếp và tham khảo một vài “hướng dẫn sử dụng” so sánh xã hội đúng cách.
NGỪNG SO SÁNH, HÃY LÀ CHÍNH MÌNH!
Hãy ngừng suy nghĩ ta là kẻ yếu đuối hay là vua thế gian
Chúng ta nên biết rằng vẫn còn nhiều cách để ta có thể củng cố lòng tự trọng của bản thân thay vì suốt ngày phải chạy theo những thành công của người khác hay tìm cách “hạ bệ” một cá nhân nào đó để ta cảm thấy tự hào và tự tin hơn về bản thân – một hành động được xem là không hề lành mạnh.
Có một điều hiển nhiên là mọi sự so sánh đều khập khiễng, chẳng ai biết được thành tựu của người khác đến từ đâu cả, tất cả đều là sự nhìn nhận chủ quan, là ta đã tự gây nên bất công cho chính bản thân. Chúng ta mỗi cá thể, sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, âu cũng tạo ra sự nhất biệt nhất định, là những cá thể độc nhất của riêng mình, hãy để nguồn năng lượng tỏa sáng để đạt được những thành tựu của riêng mình.
Lòng biết ơn chính là chìa khóa
Học cách biết ơn những gì chúng ta có chính là chìa khóa để mở rộng trái tim và yêu thương bản thân nhiều hơn, nhớ rằng yêu bản thân không giống như ích kỷ mà là cảm xúc tích cực, cần được bồi đắp và so sánh bản thân với người khác là dấu hiệu không tôn trọng giá trị của chính mình. Đối xử với đứa trẻ bên trong của chúng ta giống như cách chúng ta làm với mọi người
Nó có thể đơn giản như hát trong phòng tắm, chăm sóc da hoặc ăn những món ăn yêu thích của bạn. Chỉ cần làm bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái và không để ý đến những người nghĩ rằng bạn kỳ lạ hoặc đó là một hành động quên mình; mặc kệ chúng và sống cuộc sống tốt nhất của bạn.
Làm chủ các nền tảng mạng xã hội – làm chủ chính mình
Đừng để bản thân trở thành nạn nhân của xu hướng “sống ảo”. Khi bắt gặp những thông tin cập nhật từ người khác, hãy hiểu rằng đó chỉ là một lát cắt nhỏ không hoàn toàn phản ánh được điều gì về cuộc sống thật của họ. Một khi bạn nhận ra bản thân dần không thấy thoải mái, tụt “mood” khi bắt gặp tin tức cập nhật của một ai đó, bạn nên mạnh dạn ẩn nó đi hoặc ngừng theo dõi họ trên mạng xã hội để làm dịu tư tưởng của mình cũng như cho bản thân những phút giây thư giãn nhất khi lướt mạng. Điều này có vẻ khá khó đối với một vài người vì ta luôn cảm thấy hiếu kỳ về thế giới xung quanh. Thế nhưng, chúng ta cũng nên giữ một cái đầu lạnh để nhận ra điều gì quan trọng với bản thân mình và cho nó một điểm dừng phù hợp.