Billie Eilish has recently been criticized and even boycotted by netizens due to showing contempt and discrimination against Asians by using inappropriate words when she was young. Although an official apology has been issued on 21st june 2021, this circumstance remains solid evidence that “racism” is still an eternal problem that has never been addressed. Therefore, the article below would present a few exceptional slices of reality about racism in today’s modern society.
COVID-19 – THE ROOT OF NOT ONLY INFECTIOUS VIRUS BUT ALSO STIGMAS
Double trouble – the reality encountered by Asians in western nations
Throughout history, xenophobia and prejudice towards individuals of Asian descent have persisted in Western countries, and when the COVID-19 pandemic broke out, Asians in Western countries were faced with not just dread of disease but also shame from others. A recent research targeting Korean-American and Filipino-American teens discovered that being confronted with anti-racism in western countries causes mental breakdown. According to Sam Cabral (2021), anti-Asian Americans had surged to their greatest level in nearly a decade in 2019 as a result of COVID-19 hate crimes.
There were over 2,800 reports of anti-Asian Americans and Pacific Islanders last year. The hate crime force in New York City examined 27 instances in 2020, a ninefold increase from the previous year. According to a study from Stop Asian American Pacific Islander Hate (Stop AAPI Hate), there were 3,795 incidents of discrimination against Asians in the United States from March 19, 2020 to February 28, 2021. Insults, avoidance, physical attacks, internet harassment, and other types of civil rights abuses are examples of discrimination. During the epidemic, former President Donald Trump often referred to COVID -19 as the “Chinese virus,” as well as using other names that activists claim have offended Asian Americans.
WALT DISNEY AND THE BLACK MERMAID – RACISM COATED UNDER THE NAME OF “COMMENT”
The mass media from the early time has portrayed the norm for each ethnic group
Since the early utilization of media, the impacts on how people are represented are imperative to understand how racism is perpetuated within our society. The media helps people grasp historical context as well as behavioral patterns, throughout generations.
Over the past decade, they have tended to support the power of the dominant group by presenting to the public negative sides, which are associated with images of the minority. People of color are always clamped to disadvantages such as stupidity, laziness, all of which reinforce the concept of spreading racism at that time. This is not to mention classic movie monuments such as “Breakfast at Steffani” depicting the image of a rude Japanese restaurant owner with broken English, or the stereotype of “Sapphire – rude black women” appeared in movie series such as “Our girls” and “How to get away with murder”. Gradually, society also followed prejudice, the efforts and contributions of people of color still remain doubts from some people, their achievements are not fully taken credit because there is still racist ideology in many aspects.
The new era of filmmaking, innovative ideas or moral capitalization?
The casting of a black actress as the main character of The Little Mermaid live action – has been controversial in the community, since it did not adhere to the original content , a red-haired white girl . Walt Disney bears all the blame, but some individuals fish in troubled waters, deliberately insulting the girl’s skin color, ethnicity as well as appearance.
What makes a good movie depends on a lot of premise factors such as meticulous preparation or film crews, just like whether we define an individual, ethnicity has never been a standard for us to evaluate a person. And let’s not ignore the real culprits here: the filmmakers. On the surface, they usually try to produce as many characters of color as possible in order to win the hearts of that community and gain significant academic honors, but tapping into cultural depth or actual interest in the roles is generally quite superficial and justice-deprived. Netflix’s “The Help” – the movie from 2011 became popular again last September when the Black Lives Matter protest exploded, but black critics and writers have pinpointed the problems blatantly with both film and its original, a book written by white author Kathryn Stockett. Placing “The Help” within the context of a larger issue of Hollywood’s obsession with narrative white-savior. The content of the film is said to dig into inaccurate information about black people. In the 1960s, the Black community was very active in campaigning for the Civil Rights movements, and in ‘The Help’ they removed that to center an unlucky white college student, which is such a shameful movement
WHEN THE INDIGNATION HITS ITS PEAK – IT’S TIME TO COMBAT ANTI-RACISM.
Hashtags such as #StopAAPIHate (*AAPI: Asian Americans and Pacific Islanders), #Asianarehuman… have gone viral and appear all the rage on social media with a view to regaining equal rights for Asians that they deserve to have . Moreover, US President Joe Biden signs an executive order directing federal agencies to prevent discrimination against the Asian American community.
The laws have been put into terms, the government agrees with the community to cope with racism-related circumstances in countries such as: replacing all the street names, the school and even putting down tons of monuments of racist persons in history throughout Canada, UK, Germany, etc. Since Juneteenth – Black people festival was approved and designated as an official holiday of the United States in June this year, each individual’s initiative is progressively welcomed and prevailing as a good message to stand up for the equal rights of the community.
NEW WORDS & TEST: Click here
Contempt (n): the feeling of hate and disrespect for someone or something (sự khinh thường)
Ex: Refusing to wear masks in a midst of COVID-19, she receives a lot of contempt from others
Xenophobia (n) the utter dislike or fear of foreigners (sự bài ngoại)
Ex: the resurgence of racism and xenophobia during the pandemic has become a controversial issue these days
Dread (n) an extreme feeling of fear or anxiety (sự sợ hãi)
Ex: the scenario of cramming for final tests totally fills me with dread
Utilization (n): the act of using something effectively (sự sử dụng)
Ex: thanks to the utilization of mobile phones, the latest information is updated immediately.
Fish in troubled waters (idiom) : to get someone involved in troubles to gain advantages (mượn gió bẻ măng)
Ex: since the COVID-19 is getting worse, some people fish in troubled waters, selling underqualified masks to earn money.
Meticulous (a) very careful and precise (tỉ mỉ)
Ex: to make a perfect movie, the crew have to be meticulous in lots of details
Culprit (n) someone do something wrong (thủ phạm)
Ex: Police hope the public will help them to find the culprits.
Superficial (a) about things/ people that are not serious or important (hời hợt)
Ex: Although she is a funny person, but at work she is so superficial
Indignation (n) anger or annoyance (phẫn nộ/ tức giận)
Ex: Protests against government is the result of hidden indignation that become action
Designate (v) appoint to a specified position (chỉ định/ thông qua)
Ex: Juneteenth has been designated by the president and become a official holiday in the USA
TỪ TRÊN TRUYỀN THÔNG ĐẾN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH: DẤU ẤN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC Ở KHẮP NƠI- MỘT HIỆN THỰC ĐAU THƯƠNG
Gần đây, Billie Eilish bị cư dân mạng chỉ trích, thậm chí là đòi tẩy chay khi chủ nhân hit “Bad Guy” có biểu hiện, thái độ thiếu tôn trọng, kỳ thị người Châu Á khi cô nàng còn bồng bột tuổi 14. Mặc dù, ngày 21/6/2021 vừa qua nữ ca sĩ đã lên tiếng xin lỗi về hành động của mình nhưng điều đó cũng là minh chứng sống về việc “racism” vẫn là một vấn nạn muôn thuở, mãi nhức nhối trong cộng đồng . Bài viết dưới đây sẽ đem đến một vài lát cắt hiện thực nổi bật về kỳ thị chủng tộc trong thế giới hiện đại ngày nay.
COVID-19 – KHI DỊCH BỆNH KHÔNG CHỈ LÂY LAN VIRUS MÀ CÒN LÀ SỰ KỲ THỊ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI
Một cổ hai tròng – tình trạng mà người gốc Á ở phương Tây đang phải đối mặt
Chủ nghĩa bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á đã tồn tại suốt lịch sử ở các nước phương Tây và khi dịch COVID-19 bùng phát, người Châu Á ở các nước phương Tây không những đối mặt với nỗi sợ mắc bệnh mà còn phải chống chọi với sự kỳ thị từ người khác. Một nghiên cứu gần đây đối với thanh thiếu niên người Mỹ gốc Hàn và người Mỹ gốc Philippines cho thấy việc đối mặt với sự chống đối, kỳ thị chủng tộc ở nước bạn đã khiến họ mắc các triệu chứng về tâm lý. Đây được xem là hồi chuông cảnh báo về gia tăng sự thù hận nguy hiểm đối với người gốc Á ở Mỹ và các nước phương Tây. Theo tổng số thống kê của tổ chức Sam Cabral (2021) đã nói rằng sự chống lại người Mỹ gốc Á trong thời kỳ COVD-19 đang trỗi dậy,sự kỳ thị này đã tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ vào năm 2019. Năm ngoái, đã có hơn 2.800 báo cáo về việc chống đối người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương. Vào năm 2020, lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm chống đối ở thành phố New York đã điều tra 27 trường hợp, tăng gấp 9 lần so với năm trước. Báo cáo của Stop Asian American Pacific Islander Hate (Stop AAPI Hate) đã có tổng cộng 3.795 vụ kỳ thị đối với người gốc Á trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kỳ thị bao gồm lăng mạ, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến và các hình thức vi phạm quyền công dân.Trong thời gian xảy ra đại dịch, cựu Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” và bằng các thuật ngữ khác mà các nhà hoạt động cho rằng đã khiến người Mỹ gốc Á nổi giận.
NHÀ CHUỘT CÙNG NÀNG TIÊN CÁ DA MÀU – PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC NÚP DƯỚI VỎ BỌC “NHẬN XÉT”
Truyền thông đại chúng từ sớm đã khắc họa quy chuẩn cho từng sắc tộc
Kể từ khi được sử dụng như một công cụ lan truyền thông tin hiệu quả, truyền thông đại chúng có những tác động sâu sắc đến cách một sắc tộc được đại diện trong tiềm thức của mỗi con người. Các phương tiện truyền thông là nguồn cung cấp sự hiểu về bối cảnh lịch sử, cũng như các hình mẫu cư xử lý tưởng qua nhiều thế hệ. Trong suốt những thập kỷ qua, các phương tiện truyền thông đại chúng, dưới nhiều hình thức, có xu hướng ủng hộ quyền lực của nhóm thống trị bằng cách cho công chúng thấy những hình ảnh tiêu cực về các nhóm thiểu số. Người da màu luôn đi liền với những điều bất lợi như ngu ngốc, lơ đãng lười biếng, tất thảy đều được củng cố cho ý niệm truyền bá phân biệt chủng tộc lúc bấy giờ. Phải kể đến những tượng đài phim kinh điển như “Breakfast at Steffani” khắc họa hình ảnh ông chủ nhà hàng người Nhật, thô lỗ cùng với vốn tiếng Anh hạn hẹp. Hay hình tượng “Sapphire – người phụ nữ da đen thô lỗ” xuất hiện hàng loạt trong các bộ phim như “Our girls”, “How to get away with murder”. Dần dần xã hội cũng theo chiều hướng như thế, những nỗ lực, đóng góp của người da màu vẫn còn tồn đọng những nghi ngờ từ một số người, thành tích của họ không nhận được sự công nhận một cách trọn vẹn vì đâu đó vẫn còn tư tưởng kỳ thị chủng tộc.
Phim ảnh thời đại mới, tư tưởng tiến bộ hay lợi dụng đạo đức?
Việc casting một nữ diễn viên da màu làm hình tượng cho nàng tiên cá đã vấp phải nhiều tranh cãi trong cộng đồng, vì không theo sát nội dung nguyên tác “The Little Mermaid”, một nàng người cá da trắng tóc đỏ. Lỗi sai là ở “nhà chuột” nhưng một số thành phần lại mượn gió bẻ măng để thỏa sức lăng mạ về màu da, sắc tộc cũng như ngoại hình của cô gái, thậm chí còn chưa bước qua tuổi 20.
Một bộ phim được đánh giá như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiền đề như khâu chuẩn bị hay ekip, cũng giống như việc ta xác định một người là tốt hay xấu, sắc tộc chưa bao giờ là một quy chuẩn để bạn có thể đánh giá một con người. Và phải nói đến nhân tố sai chủ yếu ở đây, các nhà sản xuất phim. Họ ngoài mặt luôn cố gắng tạo dựng nhiều nhân vật da màu nhất có thể để có thể lấy lòng cộng đồng đó và giúp họ đạt được các giải thưởng hàn lâm có giá trị, nhưng việc khai thác được chiều sâu văn hóa hay có sự quan tâm thật sự đến các vai diễn chung quy là rất cạn và thiếu đi sự công bằng.
“The help” của nền tảng Netflix – bộ phim từ năm 2011 trở nên nổi tiếng trở lại vào tháng 9 năm ngoái khi phong trào Black Lives Matter bùng nổ, tuy nhiên các nhà phê bình và nhà văn da đen đã chỉ ra những vấn đề với “The Help” (cả bộ phim và tài liệu nguồn gốc của nó, một cuốn sách do tác giả da trắng Kathryn Stockett viết). Đặt “The Help” trong bối cảnh lớn hơn về nỗi ám ảnh của Hollywood đối với những câu chuyện kể về vị cứu tinh da trắng, người xem mới cảm nhận được sự rắc rối mang danh “phân biệt chủng tộc kiểu mới” của mô típ làm phim quen thuộc này. Nội dung phim được cho rằng khai thác những thông tin không chính xác về người da đen: ở miền nam vào những năm 1960, cộng đồng Da đen rất tích cực vận động các phong trào Dân quyền, và trong ‘The Help’, họ đã xóa bỏ điều đó để lấy một sinh viên đại học da trắng xui xẻo làm trung tâm, và điều này thật đáng xấu hổ.
KHI PHẪN NỘ TỚI TỘT CÙNG – ĐÃ ĐẾN LÚC ĐẤU TRANH CHO SỰ TỰ DO
Hàng loạt hashtag như #StopAAPIHate (*AAPI: Asian Americans and Pacific islanders), #Asiansarehuman… được lan tỏa rộng rãi trên phương tiện truyền thông nhằm đòi lại quyền bình đẳng cho người Châu Á. Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi lên nhậm chức đã lập tức ký sắc lệnh chỉ thị các cơ quan chính quyền liên bang ngăn chặn tình trạng kỳ thị nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Các đạo luật lần lượt được thông qua, chính phủ đồng lòng với cộng đồng thay tên, lật tượng phân biệt chủng tộc ở các quốc gia như Canada, Anh, Đức…. Cho thấy được sự đồng lòng của người dân cũng như những nhà cầm quyền đứng lên dập dịch “phân biệt chủng tộc”. Dấu ấn của mùa hè tháng 6 – lễ hội của người da đen Juneteenth được thông qua và xem như một ngày lễ chính thống của Hoa Kỳ, đây được xem như một cột mốc đáng ghi nhớ để ta thấy được rằng mỗi hành động của mỗi cá nhân ngày càng được tiếp nhận và lan tỏa như một thông điệp tích cực để đứng lên giành quyền bình đẳng của cộng đồng.