(Vietnamese Version Below)
SOCIAL MEDIA: THE OPEN WORLD AND THE PRICE FOR FREEDOM OF SPEECH
In 2019, the number of people using social networks in Vietnam was 62 million; but as of January 2021, the number has reached 72 million. The Internet growth rate was impressive compared to other countries’. Due to the great number of users, the Internet, especially the social networks has become an open environment storing an enormous amount of information of all kinds. People can easily get access to that network, upload, download and perform many operations with just a single click. Therefore, the accuracy of the information we access everyday remains a question. As they are not censored properly, there will be a lot of useful knowledge but at the same time there are malicious information flows.
Rheingold Howard – an American pioneer in cyber technology drew a beautiful vision of cyberspace more than two decades ago. He described cyberspace as a “land” where prejudice cannot exist because netizens will not be able to see each other’s appearance, age or origin. But the reality of today’s cyberspace shows the opposite. We are easily caught up in the “vortex” of public opinion toward malicious news, especially nowadays we are easily attracted to media tricks, dirty PR hiding in the shadows of dramas, scandals. Thoughtlessly, we still fall for those tricks and indirectly help those people gaining popularity.
WHY DO VIETNAMESE PEOPLE FOND OF SCANDALS AND DRAMAS?
Schadenfreude
One of the very first reasons is Schadenfreude. It is a German word made up of two words. These are “Schaden”: hurt, and “Freude”: joy. Schadenfreude is the experience of pleasure, joy, or self-satisfaction that comes from learning of or witnessing the troubles, failures, or humiliation of another. For Schadenfreude emotion to occur and spread, at least three things are needed: First of all, the observers can benefit from this misfortune. In addition, the one facing the incident is said to deserve that. Last but not least, that person can raise others’ jealousy, for example: influencers, KOLs, etc.
Schadenfreude is widely acknowledged by psychologists all around the globe. They say that its root cause stems from jealousy and low self-esteem. Seeing other people’s misfortune or what others don’t have makes them feel safe and satisfied with themselves, thinking they are in a better position than others. Instead of sympathizing, they gloat and relieve.
Toxic reassurance – the cause of “Robin Hood” mentality
Apparently, the core emotions of Schadenfreude sufferers do not come from the incident other people face, they come from the awareness of everyone about themselves. This is a toxic consolation. Just like lullabies, they keep us dreaming about a reality that we are much better than others. These emotions will make you lose your energy to strive, waste your time and form the habit of putting others down.
If these emotions stay in your mind, it can’t have any proper impact on anyone, obviously. But if Schadenfreude is transformed into specific actions or words, it will cause psychological harm to others. Especially in a particular environment like the social networks – where we hide behind those soulless avatars, freely make comments toward every aspect of life without taking much responsibility, Schadenfreude is such a threat. According to the report of the Cyber Civilization Index – Digital Civility Index (DCI) published by Microsoft in 2020, Vietnam is listed in the top five countries with the lowest level of civilization online. Accordingly, the lack of responsibility on those platforms seems to have left some consequences.
On social networks, it is not hard to see people trying to prove their superiority. They empower themselves to judge others, becoming self-styled “Robin Hoods” who act for justice and never give up before anyone. When encountering scandals, they are willing to participate in endless discussions without knowing that they themselves have fallen into the trap of the media.
SCANDALS AND “DIRTY” MEDIA: USERS BECOME THE “FISH IN THE TANK”
The media leading the social users
In the virtual world, a part of young people is willing to defy, challenge and ignore ethical rules and cultural standards in real life. All of those in exchange for views, likes and shares online, for the sole purpose of increasing influence. And in such an era where money can be made from online platforms, influence equals income.
“Dirty” media makers exploit psychological traits to attract the most attention. Behind them is an extremely well-arranged and calculated strategy. By creating controversial scandals and dramas, gaining mixed reactions from the public, they could easily make someone/something become viral. This method has helped many people get proper influence, some even become celebrities without having to possess any talent.
Accordingly, social network users are just like those “fish in the pond”, easily baited by fake things. It is the ignorant netizens who inadvertently fall into the dirty media trap because they don’t care about the insults in cyberspace after having made the advertising contracts thanks to the interaction. Apparently, the users are being led without even knowing.
How do negative scandals affect us?
There is an idiom that says, “POWER IS A DOUBLE-EDGED SWORD“. Scandals may bring a person money, success, or even a sense of self-satisfaction in life, but at the same time, it makes others suffer uncomfortable feelings, hardships or even miseries. We radiate and absorb others’ energy in reverse. It is an exchange of energy with a reciprocal relationship.
The “dirty-made” dramas online are a massive source of negative energy. Absorbing that energy may make us another source, spreading negative things to others.
So what can we do to avoid impact from the dark side of social media?
THE CALM BEFORE THE STORM
Curiosity belongs to human nature. We are easily attracted to new things. Therefore, approaching scandals, keep a warm heart and a cool head. Carefully consider every possible aspect of the story, remain neutral under all circumstances to avoid being led by the media. Additionally, digital detox can also be a way to help you focus on what is important in life and get out of the negatives of social media drama. It is a method of refraining from using technology devices – links with social elements to focus on real-life interactions. In this way, one can temporarily relieve the stress stemming from connecting and receiving negative news from the virtual network environment. Last but not least, joining outdoor activities, learning from books are also excellent ways to maintain mental-stable health.
NEW WORDS & TEST: Click here
Malicious (a) intended to upset people (cố tình làm hại, ác tâm)
Ex: He received some malicious phone call last week.
Consolation (n) something that make sad people feel better (sự an ủi)
Ex: She felt much better thanks to his warm consolation.
Lullaby (n) a quiet song sung to help children go to bed (bài hát ru)
Ex: Devon will not go to bed easily, singing a lullaby is inevitable.
Defy (v) refuse to obey (chống lại, không tuân theo)
Ex: The youngsters defy the demand of the boss.
Ignorant (a) not having enough knowledge, understanding (ngu ngốc, không có hiểu biết)
Ex: Many of the young appear to be surprisingly ignorant about geography
Inadvertently (adv) in a not intended way (không cố ý)
Ex: Inadvertently, he let her down.
Be a double-edged sword (idm) something having both favourite and unfavourite consequences (con dao hai lưỡi)
Ex: Power is a double-edged sword.
Reciprocal (a) two people/groups behave to benefits both sides (tương hỗ, có qua có lại)
Ex: After signing the contract, we have the responsibility to take certain actions for reciprocal good.
Keep a warm heart and a cool head (idm) be kind and smart to take the right decision (giữ cái đầu lạnh và tim nóng)
Ex: In order to win the match, we have to keep a warm heart and a cool head.
Digital detox: voluntarily refrains from using digital devices such as smartphones, computers, and social media platforms (thanh lọc mạng xã hội)
Ex: You have been playing games for two days constantly. Come on! You need a digital detox.
ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CẠM BẪY TRUYỀN THÔNG “BẨN” NÚP BÓNG DRAMA: HÃY LÀ NGƯỜI DÙNG MẠNG THÔNG MINH!
MẠNG XÃ HỘI: THẾ GIỚI MỞ VÀ CÁI GIÁ CỦA SỰ TỰ DO NGÔN LUẬN
Năm 2019, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam là 62 triệu người; tính đến tháng 1 năm 2021, con số này đã lên tới 72 triệu. Đây là tốc độ phát triển Internet ấn tượng hơn so với các quốc gia khác. Do số lượng người sử dụng Internet lớn, đặc biệt là mạng xã hội đã trở thành một môi trường mở, nơi lưu trữ một lượng lớn thông tin các loại. Mọi người có thể dễ dàng truy cập vào, tải lên, tải xuống và thực hiện nhiều thao tác chỉ với một cú nhấp chuột. Do đó, tính chính xác của thông tin chúng ta truy cập hàng ngày vẫn còn là một câu hỏi, khi mà chúng không được kiểm duyệt bài bản. Sẽ có rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng đồng thời cũng có những luồng thông tin độc hại. Rheingold Howard – nhà tiên phong người Mỹ trong lĩnh vực công nghệ mạng đã vẽ ra một viễn cảnh tuyệt đẹp về không gian mạng cách đây hơn hai thập kỷ. Ông mô tả không gian mạng là “vùng đất” nơi định kiến không thể tồn tại vì cư dân mạng sẽ không thể nhìn thấy ngoại hình, tuổi tác hay nguồn gốc của nhau. Nhưng thực tế, không gian mạng ngày nay lại cho thấy điều ngược lại. Chúng ta rất dễ bị cuốn vào “vòng xoáy” của dư luận trước những tin tức độc hại, nhất là hiện nay, chúng ta rất dễ bị lôi cuốn bởi những chiêu trò truyền thông, PR bẩn núp bóng các drama và scandal. Và một cách vô tình, chúng ta rơi vào những chiếc bẫy chiêu trò và gián tiếp giúp những người đó có được sự nổi tiếng.
TẠI SAO NGƯỜI VIỆT THÍCH HÓNG DRAMA?
Tâm lý Schadenfreude
Tâm lý Schadenfreude sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi “Vì sao người Việt lại thích hóng drama đến như vậy”? Schadenfreude là một từ tiếng Đức được cấu thành từ hai từ. Đó là “Schaden”: tổn thương và “Freude”: vui sướng. Schadenfreude là một dạng cảm giác vui vẻ, hả hê hoặc tự mãn đến từ việc biết được hoặc chứng kiến những rắc rối, thất bại hoặc việc người khác bị sỉ nhục. Để cảm xúc Schadenfreude xuất hiện và lan truyền, cần có ít nhất ba điều kiện: Trước hết, những người quan sát có thể được hưởng lợi từ sự bất hạnh này. Ngoài ra, người phải đối mặt với sự cố được cho là đáng phải nhận điều đó. Cuối cùng, người đó có khả năng khiến người khác ghen tị, ví dụ: những người có ảnh hưởng, KOLs, v.v. Schadenfreude được các nhà tâm lý học trên toàn cầu thừa nhận rộng rãi rằng nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ sự ghen tị và lòng tự trọng thấp. Nhìn thấy bất hạnh của người khác hoặc những gì người khác không có khiến họ cảm thấy an toàn và hài lòng với bản thân, nghĩ rằng mình có vị thế tốt hơn người. Thay vì cảm thông, họ lại cảm thấy hả hê và nhẹ nhõm.
Sự trấn an độc hại sinh ra những “Robin Hood” tự phong
Rõ ràng, cảm xúc cốt lõi của những người mang tâm lý Schadenfreude không đến từ sự cố mà người khác phải đối mặt, thật ra, nó đến từ nhận thức của những người này về bản thân họ. Đây là một sự an ủi độc hại. Giống như một bài hát ru, chúng khiến chúng ta mơ tưởng về một thực tế rằng chúng ta tốt hơn nhiều so với những người khác. Những cảm xúc này sẽ khiến bạn thui chột nghị lực phấn đấu, lãng phí thời gian và hình thành thói quen coi thường người khác.
Nếu những cảm xúc này chỉ ở trong tâm trí bạn, rõ ràng là nó không thể có bất kỳ tác động nào đến bất cứ ai. Nhưng nếu Schadenfreude chuyển hóa thành những hành động hay lời nói cụ thể thì sẽ gây tổn thương tâm lý cho người khác. Đặc biệt là trong một môi trường đặc thù như mạng xã hội – nơi chúng ta ẩn mình sau những avatar vô hồn, thoải mái đưa ra những bình luận về mọi khía cạnh của cuộc sống mà không chịu nhiều trách nhiệm, thì Schadenfreude chính là một mối đe dọa. Theo báo cáo Chỉ số Văn minh Mạng – Digital Civility Index (DCI) do Microsoft công bố năm 2020, Việt Nam lọt vào danh sách 5 quốc gia có mức độ văn minh trực tuyến thấp nhất. Theo đó, việc thiếu trách nhiệm trên các nền tảng đó dường như đã để lại một số hậu quả khó lường.
Trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những người đang cố gắng chứng tỏ sự vượt trội của mình. Họ tự trao quyền để đánh giá người khác, trở thành những “Robin Hood” tự phong, hành động vì công lý và không bao giờ chịu thua bất cứ ai. Khi gặp scandal, họ sẵn sàng tham gia vào những cuộc tranh luận không hồi kết mà không biết rằng, chính họ đã rơi vào bẫy của giới truyền thông.
SCANDAL VÀ TRUYỀN THÔNG BẨN: KHI NGƯỜI DÙNG MẠNG XÃ HỘI CHỈ LÀ NHỮNG CON CÁ TRONG BỂ NƯỚC
Người dùng mạng xã hội đã bị giới truyền thông “dắt mũi” như thế nào?
Đắm chìm trong thế giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẵn sàng phớt lờ, thách thức và bất chấp các quy tắc đạo đức, chuẩn mực văn hóa ngoài đời thực Tất cả chỉ để đổi lấy những lượt xem, lượt thích và lượt chia sẻ trực tuyến, với mục đích duy nhất là tăng tầm ảnh hưởng. Và trong thời đại mà người ta có thể kiếm được tiền từ các nền tảng trực tuyến, tầm ảnh hưởng đi đôi với thu nhập.
Những người làm truyền thông “bẩn” khai thác những đặc điểm tâm lý để thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Đằng sau họ là cả một chiến lược được sắp đặt và tính toán cực kỳ bài bản. Bằng cách tạo ra các vụ bê bối và drama gây tranh cãi, nhận được phản ứng trái chiều từ công chúng, họ có thể dễ dàng khiến ai đó/điều gì đó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Phương pháp này đã giúp nhiều người có được ảnh hưởng như ý muốn, thậm chí có người còn trở thành người nổi tiếng mà không cần phải sở hữu bất kì tài năng nào.
Theo đó, người dùng mạng xã hội chẳng khác gì những “con cá trong bể”, dễ bị mắc bẫy bởi những thứ thật giả lẫn lộn. Chính những cư dân mạng thiếu hiểu biết đã vô tình rơi vào bẫy truyền thông bẩn, vì họ sẽ chẳng quan tâm đến những lời xúc phạm trên không gian mạng sau khi đã lấy được các hợp đồng quảng cáo nhờ lượng tương tác khủng. Rõ ràng, người dùng đang bị “dắt mũi” mà không hề hay biết.
Trường năng lượng của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào bởi những drama tiêu cực trên mạng xã hội
Thành ngữ có câu, “QUYỀN LỰC LÀ CON DAO HAI LƯỠI”. Scandals có thể mang lại cho một người tiền bạc, thành công hoặc thậm chí là cảm giác tự mãn trong cuộc sống. Nhưng đồng thời, nó khiến cũng người khác cảm thấy không mấy dễ chịu, khó khăn hoặc thậm chí là khổ sở. Chúng ta lan tỏa và hấp thụ ngược lại năng lượng của người khác. Đó là sự trao đổi năng lượng có mối quan hệ tương hỗ.
Những drama “bẩn” trên mạng là một nguồn năng lượng tiêu cực lớn. Việc hấp thụ năng lượng từ những drama đó có thể khiến chúng ta trở thành một nguồn tiêu cực tương tự, và lây lan những điều tiêu cực đó lại cho người khác.
Vậy, chúng ta có thể làm gì để tránh tác động từ mặt tối của mạng xã hội?
TRẦM TĨNH TRƯỚC THỊ PHI
Tò mò là bản chất của con người. Chúng ta dễ bị thu hút bởi những điều mới mẻ. Vì vậy, khi tiếp cận với các vụ scandal, hãy giữ một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Cẩn thận suy xét đa diện có thể tìm ra được sự thật của “tảng băng chìm”, giữ thái độ trung lập trong mọi tình huống để tránh bị giới truyền thông “dắt mũi”. Ngoài ra, thanh lọc kỹ thuật số cũng có thể là một cách giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng trong cuộc sống và thoát khỏi những tiêu cực của những drama trên mạng xã hội. Đây là phương pháp hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ – những thứ đóng vai trò như là đường dẫn với các yếu tố mạng xã hội, để tập trung vào các tương tác ngoài đời thực. Bằng cách này, người ta có thể tạm thời giải tỏa những căng thẳng bắt nguồn từ việc kết nối và nhận những tin tức tiêu cực từ môi trường mạng ảo. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc tham gia các hoạt động ngoài trời, học hỏi thêm kiến thức từ sách cũng là những cách tuyệt vời để duy trì một đời sống tinh thần khỏe mạnh.